Hãy biến vết thương lòng thành những bài học có ý nghĩa.

Oprah Winfrey

 
 
 
 
 
Thể loại: Khoa Học
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 204
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5732 / 93
Cập nhật: 2017-11-20 21:41:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
21. Vì Sao Trùng Khánh, Vũ Hán, Nam Kinh Được Gọi Là “Ba Lò Lửa Lớn”?
rùng Khánh, Vũ Hán, Nam Kinh đều là những nơi có mùa hè vô cùng nóng nực, và đã trở thành những trung tâm nóng nực nổi tiếng ở Trung Quốc. Đây vốn được coi là “ba lò lửa lớn” của lưu vực sông Trường Giang. Mức độ nóng của những nơi này so với Tân Cương có sự khác biệt rõ rệt. Mỗi năm, cứ đến giữa mùa hè tầm tháng 7, Mặt Trời chiếu xuống vô số những ánh nắng chói chang. Xung quanh những cánh đồng lặng gió, nhiệt độ thường trên 30°C. Ở Trùng Khánh khi nóng nhất nhiệt độ lên tới 44°C, Vũ Hán đạt tới 42,2°C, Nam Kinh khoảng 43°C. Đêm xuống, khi Mặt Trời đã lặn, sức nóng vẫn không hề suy giảm, không giống như Thượng Hải, dù cho ban ngày rất nắng nóng, nhưng đêm đến có gió làm giảm sức nóng. Ở Trùng Khánh, Vũ Hán, Nam Kinh cho dù có gió vẫn rất nóng, khiến mọi người cảm thấy vô cùng khó chịu.
Vậy tại sao những địa danh trên lại nóng đến như thế? Nguyên nhân chủ yếu hình thành mùa hè vô cùng nóng nực ở Trùng Khánh và Vũ Hán là do ảnh hưởng của địa thế. Hai địa danh này đều nằm trong vùng lòng chảo của lưu vực lòng sông Trường Giang, bốn bề đều có núi bao bọc, diện tích đồng bằng ở giữa không lớn, địa thế tương đối hẻo lánh. Trong vùng lòng chảo trời nắng ít mây, sức nắng gay gắt. Gió Đông Nam từ ngoài biển thổi vào, do trên đường đi tới những vùng lòng chảo này, gặp phải rất nhiều núi, gò đồi ngăn cản, dẫn đến một bộ phận hơi nước tương đối lớn đã chuyển thành mưa, khi tới vùng lòng chảo, lượng hơi nước không còn nhiều. Thêm vào đó do từ trên núi thổi xuống vùng lòng chảo, từ trên cao thổi xuống thấp, dòng khí không đủ nặng nên không thể ngưng thành mưa, ngược lại khiến bầu trời càng quang hơn, nhiệt độ cũng càng cao hơn.
Ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa là do tốc độ gió ở vùng lòng chảo rất chậm (Trùng Khánh vào tầm tháng 7 tốc độ gió trung bình mỗi giây là 1.1m, tốc độ gió ở Vũ Hán mỗi giây là 2.2m), sự lưu thông của gió không mạnh, khí nóng bên trong vùng lòng chảo thoát ra rất khó khăn, càng tăng thêm cường độ nóng.
Ngoài Trùng Khánh và Vũ Hán ra, mùa hè của Cửu Giang cũng vô cùng nóng, nguyên nhân cũng tương tự như hai địa danh nêu trên.
Còn nguyên nhân dẫn đến mùa hè nóng nực ở Nam Kinh, chủ yếu là do vào dịp tháng 7, đúng vào giữa mùa hè, khi thời tiết có mưa đã đi qua, trời nắng gắt không mây, thời gian Mặt Trời chiếu sáng trong ngày dài, đồng thời nơi đây lại ở vào vùng cận nhiệt đới dưới sự khống chế của áp lực không khí cao (đó là đỉnh khí áp cao của Thái Bình Dương) trong một thời gian dài, bầu trời cao có dòng khí nặng, thêm vào đó lại thuộc địa phận lòng sông Trường Giang, là nơi nằm trong phạm vi có nhiều đồi núi bao quanh, sức nóng trên bề mặt của mặt đất không dễ dàng giải tỏa, cho nên vào mùa hè, khí hậu ở Nam Kinh cũng vô cùng nắng nóng.
Từ khoá: Vùng lòng chảo; Khí áp cao cận nhiệt đới.
10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Trái Đất 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Trái Đất - Nguyễn Văn Mậu 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Trái Đất