Sự khác biệt giữa thất bại và thành công là giữa làm gần đúng, và làm thật đúng.

Edward Simmons

 
 
 
 
 
Thể loại: Khoa Học
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 233
Phí download: 14 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2159 / 68
Cập nhật: 2017-05-20 08:51:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
201. Vì Sao Sinh Ra Bệnh Nghề Nghiệp?
ệnh nghề nghiệp là loại bệnh do tiếp xúc phải những chất có hại trong môi trường hành nghề gây nên. Các nước trên thế giới đều có bệnh nghề nghiệp ở những mức độ khác nhau. Ở Trung Quốc, Nhà nước đã qui định các bệnh nghề nghiệp như sau: bệnh nghề nghiệp ngộ độc, bụi phổi, nhiệt bức xạ và co giật vì nhiệt, bức xạ Mặt Trời, bệnh da nghề nghiệp, viêm mắt do ánh sáng điện, bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp, bệnh ở vùng cao, bệnh hàng không vũ trụ, bệnh do bị chấn động, bệnh bị nhiễm xạ v.v..
Các nhân tố độc hại trong môi trường sản xuất có thể phân thành ba loại:
Một là các nhân tố vật lí bao gồm: điều kiện khí hậu, bức xạ, áp suất cao hoặc áp suất thấp, tiếng ồn, rung động v.v.. có ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Ví dụ làm việc lâu dài dưới nhiệt độ cao sẽ gây nên bệnh bức xạ nhiệt, bệnh co giật vì nhiệt, bệnh suy kiệt vì nhiệt; làm việc trong điều kiện bị rung động với tần số trên 35 Hz, nhất là trong môi trường tần số rung động từ 100 đến 250 Hz sẽ dễ bị các chứng bệnh do chấn động gây ra; sử dụng các công cụ quạt gió, máy tiện, lái máy kéo cũng sẽ xuất hiện ngón tay bị tê, tay tê cứng, dễ mệt mỏi và đau ở độ nhẹ. Khi làm việc ở môi trường chấn động mạnh dẫn đến các bệnh về cơ bắp, bệnh xương và thần kinh bị suy nhược nghiêm trọng. Cơ thể bị các tia tử ngoại bức xạ có tác hại vô cùng lớn. Trong công nghiệp, khi sử dụng các đèn quang phổ, đèn thủy ngân cao áp, hàn điện, hàn khí và dùng đèn tử ngoại sát trùng cũng sẽ sản sinh ra những tia tử ngoại có cường độ bức xạ và công suất lớn. Tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại khiến cho da lão hóa nhanh và dễ bị bệnh đục thủy tinh thể, bệnh ung thư da. Làm việc trên cao nguyên hoặc ở trên không cũng sẽ gây nên các bệnh miền núi và bệnh hàng không. Đó đều là những bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vật lí gây nên.
Hai là các nhân tố hóa học, tức là trong quá trình sản xuất tiếp xúc với các chất hóa học độc hại. Như công nhân mỏ than làm việc dưới giếng sâu thường mắc bệnh viêm phế nang, bệnh phổi than, đó là do kết quả tiếp xúc với các chất độc hại lâu ngày gây nên. Bệnh phổi than có thể kéo dài 25 năm. Phổi bụi cũng là loại bệnh nghề nghiệp, do các tổ chức xơ của phổi hấp thu phải bụi ở nồng độ cao gây nên. Theo thông báo, bệnh phổi bụi đã trở thành bệnh nghề nghiệp đứng đầu của công chức ở thành phố Thượng Hải.
Ba là các nhân tố sinh vật, tức trong quá trình sản xuất tiếp xúc với các vi sinh vật hoặc vi trùng gây nên.
Từ khoá: Bệnh nghề nghiệp.
10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường - Nguyễn Văn Mậu 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường