People say that life is the thing, but I prefer reading.

Logan Pearsall Smith, Trivia, 1917

 
 
 
 
 
Thể loại: Khoa Học
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 233
Phí download: 14 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2159 / 68
Cập nhật: 2017-05-20 08:51:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
127. Vì Sao Lá Cây Có Đốm?
ếu bạn quan sát kĩ những cây xung quanh sẽ phát hiện thấy hiện tượng kì lạ: đó là lá của một số loài cây có đốm màu vàng, màu nâu, thậm chí là màu đen to nhỏ khác nhau. Vì sao lá cây lại có đốm như vậy?
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chứng tỏ: lá cây xuất hiện các đốm là do ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng gây nên. Các nhà máy hóa chất, luyện kim, xi măng, gang thép, nhiệt điện; các phương tiện giao thông ô tô, tàu hỏa đã thải vào không khí một lượng lớn khí độc như khí sunfua, florua cacbon, clo, amoni, etylen, khí ôzôn và các hợp chất của chúng khiến cho một số loài cây bị tổn thương nghiêm trọng.
Lá cây là cơ quan trao đổi khí, trực tiếp tiếp xúc với không khí cho nên những chất ô nhiễm không khí gây tổn thương cho cây chủ yếu biểu hiện trên lá. Vì “phản ứng” của các loại cây đối với ô nhiễm không khí khác nhau, cho nên những chứng trạng tổn thương xuất hiện trên lá cũng khác nhau. Đốm bệnh do khí sunfua gây nên phần nhiều xuất hiện giữa các gân lá, viền các đốm bệnh rất rõ ràng, nhất là những lá non mới duỗi ra rất nhạy cảm.
Những đốm bệnh do florua cacbon gây nên phần nhiều ở đầu nhọn cuối lá hoặc đường viền lá, những lá non bị bệnh thì đường viền các đốm thường có màu đỏ hoặc màu nâu đậm. Những đốm bệnh do khí clo gây nên chủ yếu xuất hiện giữa các gân lá, đường viền các đốm bệnh mờ nhòe hoặc là một khu quá độ. Những đốm bệnh do khí ôzôn gây nên chủ yếu xuất hiện ở mặt lá, là những đốm nhỏ li ti tập trung gần nhau, còn những đốm bệnh do axit nitric, peroxit acetyl gây nên thường xuất hiện những đốm màu trắng hoặc màu vàng ở mặt sau lá. Chúng ta có thể căn cứ vào tình trạng lá cây bị tổn thương để phán đoán sự ô nhiễm của khu vực này thuộc loại ô nhiễm gì và mức độ nghiêm trọng đến đâu.
Tuy nhiên, với các loài cây khác nhau thì độ nhạy cảm với ô nhiễm không khí cũng khác nhau. Ví dụ cây táo, anh đào hay cây huyền linh mộc tương đối nhạy cảm với khí sunfurơ; cây thuốc lá, cây tử kinh tương đối nhạy cảm với khí florua, cây hướng dương, đại mạch tương đối nhạy cảm với khí clo. Chúng ta có thể lợi dụng đặc tính này của các loài cây để làm chỉ thị, cảnh báo và giám sát về ô nhiễm môi trường.
Từ khoá: Ô nhiễm không khí. Giám sát đo lường; Thực vật.
10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường - Nguyễn Văn Mậu 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường