Thất bại lớn nhất của một người là anh ta không bao giờ chịu thừa nhận mình có thể bị thất bại.

Gerald N. Weiskott

 
 
 
 
 
Thể loại: Khoa Học
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 233
Phí download: 14 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2159 / 68
Cập nhật: 2017-05-20 08:51:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
118. Thế Nào Là Hiệu Ứng Nhà Kính?
ùa đông ở phương Bắc đất đông giá, cây cỏ tiêu điều, nhưng ở trong nhà kính lại ấm áp như mùa xuân, cây dưa đầy quả, rau cỏ tốt tươi, quang cảnh tràn đầy sức sống. Nguyên nhân vì sao? Là do thủy tinh có tính chất vô cùng đặc biệt. Chúng có thể khiến cho bức xạ ánh nắng Mặt Trời đi vào nhà kính, nhưng lại ngăn cản bức xạ nhiệt ra khỏi nhà kính, do đó nhiệt độ trong nhà kính ngày càng ấm lên.
Sự thực là Trái Đất ngày nay cũng giống như một ngôi nhà đang ngày càng ấm lên. Bầu không khí bao quanh Trái Đất, ngoài khí oxi, nitơ còn có vi lượng các loại khí khác, như khí CO2, mêtan, freon. Những khí này có tác dụng tương tự như thủy tinh, chúng có thể để cho bức xạ sóng ngắn ánh nắng Mặt Trời tự do đi qua, như vậy ánh nắng sẽ chiếu thẳng đến Trái Đất, đốt nóng Trái Đất khiến cho nhiệt độ tăng lên. Đồng thời những loại khí này lại hấp thụ bức xạ sóng dài từ mặt đất phát ra. Tức là năng lượng bức xạ dễ dàng đi vào, còn đi ra rất khó. Hiện tượng này giống như tình trạng trong nhà kính, người ta gọi chúng là “Hiệu ứng nhà kính”.
Trong hiệu ứng nhà kính, khí CO2 đóng vai trò chính, những khí khác chỉ có tác dụng khoảng 1/8.
Hiệu ứng nhà kính dẫn đến nhiệt độ trên Trái Đất nâng cao. Từ 1850-1988, nồng độ khí CO2 trong không khí đã tăng lên 25%. Thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nhiệt độ bình quân của Trái Đất so với thế kỉ trước đã tăng lên 0,6oC. Nếu nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng lên thì hệ thống sinh thái toàn cầu sẽ mất cân bằng, tạo nên hàng loạt tai họa.
Từ khoá: Hiệu ứng nhà kính; Khí CO2.
10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường - Nguyễn Văn Mậu 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường