To sit alone in the lamplight with a book spread out before you, and hold intimate converse with men of unseen generations - such is a pleasure beyond compare.

Kenko Yoshida

 
 
 
 
 
Thể loại: Khoa Học
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 233
Phí download: 14 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2159 / 68
Cập nhật: 2017-05-20 08:51:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
77. Vì Sao Có Bão Cát?
gày 12 tháng 5 năm 1934 nước Mỹ xảy ra một trận bão cát nghiêm trọng nhất trên thế giới. Hôm đó mấy bang ở bình nguyên miền Tây nước Mỹ nổi lên một trận bão cát. Gió bão lướt qua vùng đất mênh mông miền Tây cuốn tung lớp bùn màu mỡ của hàng nghìn mẫu ruộng thành lớp bụi đen vào trong không trung với tốc độ 60 – 100 km/h. Cơn bão tràn ào ào từ miền Tây sang miền Đông trên toàn nước Mỹ. Trận bão kéo dài suốt 3 ngày, bào đi một lớp đất bình quân từ 5 – 13 cm trên mặt đất miền Tây, hủy hoại hơn 450 triệu mẫu đất canh tác. Sau cơn bão, giếng nước, sông ngòi vùng bình nguyên miền Tây khô cạn, hoa màu khô héo, bò và cừu chết hàng loạt, gây nên tổn thất rất lớn.
Bão cát còn gọi là bão đen, là hiện tượng tự nhiên xảy ra ở vùng sa mạc. Vùng sa mạc có những cồn cát rất lớn, đó là nguồn cát của bão. Hơn 100 năm nay vì khai hoang quá mức, chăn thả súc vật bừa bãi, chặt cây phá rừng, khiến cho các thảm thực vật trên Trái Đất bị phá hoại nghiêm trọng, kết quả bão cát ngày càng mở rộng gây nên những tai họa ghê gớm. Lần này bão cát phát sinh ở Mỹ cũng là do nguyên nhân đó gây ra.
Mấy trăm năm trước, vùng đại lục Bắc Mỹ khắp nơi là rừng rậm mênh mông, cây lấy gỗ và thảo nguyên, nguồn tài nguyên sinh vật hoang dã rất phong phú. Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX người Mỹ bắt đầu ra sức khai thác vùng đất miền Tây phì nhiêu. Họ phá rừng, khai hoang các thảo nguyên, qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng nhanh. Hơn 100 năm nay, người Mỹ đã lợi dụng những tài nguyên tự nhiên phong phú trong đất nước đem lại lượng của cải khổng lồ, đồng thời cũng tiêu diệt gần hết loài trâu hoang dã trên thảo nguyên, hầu như phá tan các thảm thực vật, gây nên những đám đất trọc, tốc độ phong thực tăng nhanh, cuối cùng dẫn đến trận bão này.
Các nhà khoa học đã tính toán: trên thảo nguyên muốn bào đi một lớp đất bề mặt dày 18 cm cần một thời gian 2000 năm, trên những cánh đồng trồng ngô muốn bào mất bề mặt có chiều dày như thế cần 49 năm, còn trên đất trọc chỉ cần có 18 năm.
Trên thế giới rất nhiều nơi có xảy ra bão cát. Ngày 5 tháng 5 năm 1993 ở vùng Tây Bắc Trung Quốc cũng đã xảy ra trận bão cát rất lớn, gây nên 85 người chết, 31 người mất tích, 645 ngàn ha đất canh tác bị phá hoại, một lớp cát dày 20 – 150 cm đã phủ lên mặt đất, gây đổ sập nhà cửa, lấp đầy các giếng, hạt ngũ cốc rơi rụng hết, gây ra tổn thất nghiêm trọng cho 4 tỉnh vùng Tây Bắc. Ngày nay trên thế giới có 4 vùng thường có bão cát lớn: vùng bão cát Trung á của Liên Xô cũ và vùng Trung á của Trung Quốc; vùng bão cát miền Trung Australia; vùng bão cát ở miền Trung và Tây Bắc Mỹ; vùng bão cát ở sa mạc Sahara Châu Phi.
Xem xét từ nguyên nhân và sự phát triển của các vùng bão cát trên thế giới thì hành vi phá hoại môi trường của con người là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên bão cát, nó chiếm đến 90% của mọi nguyên nhân. Do đó chỉ có bảo vệ tốt các thảm thực vật, ngăn ngừa sa mạc hóa mới có thể giảm thấp thiên tai về bão cát.
Từ khoá: Bão cát; Sa mạc hóa.
10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường - Nguyễn Văn Mậu 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường