Có tiền và có những thứ tiền có thể mua được là điều tốt, tuy nhiên, đôi khi cũng nên xem lại và đảm bảo rằng mình không mất những thứ mà tiền không mua được.

George Horace Lorimer

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Thanh Hải
Số chương: 108 - chưa đầy đủ
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5810 / 96
Cập nhật: 2016-04-25 23:39:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
101 - Gruyter Guyon (Mất Năm 1995) - Điệp Viên Đông Đức Làm Cố Vấn Thủ Tướng Tây Đức
ruyter Guyon bước vào lịch sử như một điệp viên suốt mấy năm liền ở ngay bên cạnh thủ lĩnh một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới - thủ tướng Cộng hoà Liên bang Đức Villi Brandt. Sự thất bại của Guyter Guyom là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc thủ tướng rời ghế. Vì thế không thể không nhắc đến nhà hoạt động chính trị kiệt xuất này.
Trong hồi ký của mình "Những điều đáng nhớ", Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.A. Gromưco đã dành riêng cho ông cả một chương mang tựa đề "Ông Brandt đã viết cả một trang sử". Sau đây là một vài đoạn (nói về năm 1970, khi chuẩn bị ký kết Hiệp ước Moskva giữa Liên Xô và Cộng hòa Liên bang Đức, trong đó công nhận Cộng hoà dân chủ Đức là một quốc gia độc lập): "Ông Brandt đã được nổi tiếng ở Moskva. Những cuộc gặp gỡ giữa tôi với ông là cơ sở để nói rằng đó là một trong những nhà hoạt động kiệt xuất của Cộng hòa Liên bang Đức. Trong thời gian chiến tranh ông sống ở Thụy Điển. Ông thà xa rời đất nước của mình, còn hơn cúi đầu trước dấu thập ngoặc. Đó chính là danh dự của ông...
Trước khi đạt tới đỉnh quyền lực quốc gia cao nhất ở Bonn, trong suốt mấy năm liền Brandt là thị trưởng Tây Berlin. Tất nhiên, làm thị trưởng thì có dịp tiếp xúc nhiều không những với các đại diện của Đông Đức, mà còn với cả đại sứ quán Liên Xô nữa... Ngay từ khi đó Brandt đã cảm thấy có cơ sở có thể xây dựng quan hệ giữa Liên Xô và Cộng hòa Liên bang Đức. Ông cho rằng luận đề về sự chung sống hoà bình... là nền tảng của mọi quan hệ. Và như vậy ông xây dựng một đường lối chính trị theo hướng đó".
Qua đoạn trích dẫn khá dài này ta thấy rằng cả Liên Xô, cả Đông Đức đều không hề có ý định phủ định hoặc bôi nhọ thanh danh ông Villi Brandt. Nhưng làm sao ở bên ông lại là một sĩ quan tình báo Đông Đức?
Gruyter Guyon cùng với vợ là Kristel được đưa sang Tây Đức vào giữa năm 1950. Việc này không khó vì bên đó đã có mẹ của Kristel, họ không bị thẩm vấn và kiểm tra ở các trại tị nạn. Những người làm nghề tình báo không thể ngờ được rằng Guyter lại có thể leo cao được đến thế. Họ không đánh giá hết những năng lực phi thường và sự nỗ lực của Guyter.
Hai vợ chồng bắt đầu từ việc mở một cửa hàng photocopy ở Frankfurt, Guyter còn làm thêm nghề nhiếp ảnh tự do. Cả hai người đều tham gia hoạt động chính trị, theo cánh tả của Đảng dân chủ xã hội. Năm 1964 Guyom trở thành bí thư đảng này ở Frankfurt, năm 1968 anh trở thành nghị viên của thành phố và là Bí thư của đảng đoàn này trong nghị viện. Guyter đảm bảo cho George Leber giành thắng lợi trong cuộc bầu cử, ông này đã tìm cho anh việc làm tại Bonn. Tổ chức tình báo giao cho anh nhiệm vụ thông báo kịp thời tình hình thế giới căng thẳng một cách nguy hiểm. Đồng thời cũng rất cần thông tin về những thế lực trong chính phủ quan tâm đến việc làm dịu tình hình thế giới. Gruyter Guyon cho rằng anh có thể kiếm được những thông tin như vậy nếu được ở cạnh "các nhà chóp bu", tuy nhiên giới lãnh đạo tình báo lại kìm hãm bầu nhiệt huyết ấy.
Ngày 21-10-1969 Guyter Guyom được giới thiệu với sếp của Văn phòng thủ tướng. Anh phải qua một kỳ thẩm tra chính trị, và anh đã thể hiện mình tuyệt vời. Người ta soi mói quá khứ và hành vi của anh, nhưng không tìm thấy gì đáng ngờ cả. Anh lại còn được khen là thông minh và cần cù.
Trước khi bắt đầu công việc tham vấn cho Villi Brandt Guyom đã được nhận vào nhóm thân cận của ông. Ít lâu sau anh đã chuyển về những thông tin giá trị. Chẳng hạn, trước cuộc hội đàm của Villi Brandt với thủ tướng Đông Đức Villi Shtof, các cơ quan mật vụ Xô Viết và Đông Đức đã có được bản trình bày đầy đủ về các ý đồ của chính phủ Liên bang Đức. Năm 1970 Văn phòng thủ tướng giao cho Guyom tổ chức Tiểu ban của chính phủ tiến hành đại hội Đảng dân chủ xã hội Đức ở Saabryukken. Trong dịp này anh thiết lập được quan hệ với cơ quan nội vụ. Họ cho rằng anh đã được chính phủ tin cậy nên cho anh được tiếp cận với những tài liệu tuyệt mật. Sau đó anh trở thành người lãnh đạo ban tham mưu bầu cử và là người tham vấn cho đảng trong văn phòng thủ tướng. Bây giờ anh thường xuyên ở bên cạnh Villi Brandt, điều đó cho phép anh biết cả những mặt yếu của thủ tướng, đặc biệt trong chuyện yêu đương.
Cuộc bầu cử năm 1972 đã mang lại thắng lợi đáng khích lệ cho liên minh Đảng dân chủ xã hội và Đảng dân chủ tự do. Cùng với Villi Brandt, Guyom cũng được hưởng lợi. Từ ngày 1-1-1973 anh trở thành cố vấn riêng của thủ tướng về các vấn đề đảng phái. Từ đây anh được tham gia vào các phiên họp của ban lãnh đạo đảng và đảng đoàn, vào các cuộc hội ý của các trưởng ban của đảng. Anh có điều kiện để suy xét lập trường của các chính khách và những quyết định không những qua những dòng văn bản khô khan mà còn biết tường tận từ những phát ngôn đầu tiên. Đặc biệt có giá trị trong những điều kiện ấy là khả năng phân tích và trí tuệ sắc sảo của Guyom, khiến anh hiểu được các sự kiện và rút ra được những kết luận đúng đắn. Chính nhờ có Guyom mà các nhà lãnh đạo Đông Đức và chính phủ Liên Xô biết được rằng "đường lối phương Đông mới" của Brandt không phải chỉ là những lời hùng biện, mà là sự thay đổi đáng kể đường lối đối ngoại của Cộng hòa Liên bang Đức. Bằng hoạt động ủng hộ đường lối này, Guyom đã có tác động riêng vào tính chất của chính sách mà Brandt tiến hành. Nhưng một mối hiểm họa vẫn treo lơ lửng trên con đường sự nghiệp thành đạt của Guyter Guyom và trên chính số phận của anh. Nó đến từ nơi anh ít đề phòng nhất.
Mùa thu 1972 trong một cuộc gặp mặt ở Tây Berlin người ta bắt được điệp viên Wilhelm Gronau là nhân viên điệp vụ Đông Đức và tìm thấy một mẩu giấy có tên Guyom. Ngoài ra phản gián Tây Đức cũng đã biết được những quan hệ công việc giữa Guyom và Gronau, nhưng những quan hệ này vẫn là vô tình, người này không biết rằng người kia là điệp viên. Vì thế nhân viên mật vụ mới ghi tên Guyom để báo cho Gronau rằng không nên có quan hệ với nhân vật này. Tuy nhiên cơ quan phản gián cũng bắt đầu theo dõi Guyom, nhưng anh không những không bị cách ly khỏi những hoạt động bí mật trọng đại, mà ngược lại, lại còn gần với Brandt hơn. Mặc dầu đến cuối tháng 5 bộ trưởng nội vụ Hensher đã cảnh báo cho Brandt (không biết là dưới hình thức nào) về những điều đáng ngờ đối với Guyom, nhưng thủ tướng vẫn mời Guyter cùng đi nghỉ với ông ở Na Uy. Mấy tuần liền ở đó anh thực hiện trách nhiệm là cố vấn riêng và chánh văn phòng. Mọi thư từ của thủ tướng đều qua tay anh. Lúc này cũng là lúc chuẩn bị cho Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu, sẽ được tiến hành ở Helsinki. Đức là đối tác chính, và Nicxon có cuộc mật đàm với Brandt, còn ngoại trưởng Kissinger - với Bộ trưởng Ngoại giao Sheel. Nickson muốn hối thúc các đồng minh châu Âu ký kết bản Hiến chương Đại Tây Dương, theo đó các quốc gia thành viên NATO phải công nhận quyền chủ đạo của Mỹ. Guyom nắm vững tình hình hội đàm và những mâu thuẫn giữa các đồng minh NATO. Muốn thông báo về ban chỉ huy anh đã sao chép các văn bản hệ trọng nhất về những bất đồng ý kiến sâu sắc giữa các thành viên NATO và qua vợ anh gửi đến nơi quy định. Nhưng do trục trặc mà chúng không đến được địa chỉ. Trong một quán cà phê, khi Kristel gặp cô liên lạc Anita, họ phát hiện rằng bị chụp ảnh lén. Anita vẫn cứ nhận tài liệu, nhưng một lát sau, trên cầu qua sông Reyn, cô phát hiện thấy mình bị theo dõi dày đặc, cô bèn vứt cái túi xuống sông và dòng sông đã vĩnh viễn chôn vùi bí mật của những tài liệu đó.
Việc theo dõi Guyom vẫn được tiếp tục. Đã có thêm những bằng chứng nghiêm trọng. Ngay từ những năm 50 các cơ quan mật vụ Cộng hòa Liên bang Đức đã có thể giải mã các bức điện của trung tâm. Biết thế, tình báo đã chuyển sang hệ mật mã khác, nhưng các bức điện cũ thì vẫn được lưu trong cơ quan mật vụ Tây Đức. Một nhân viên phản gián kỹ tính quyết định kiểm tra xem trong số các điệp viên có những ai được mừng sinh nhật trong những năm đó. Hoá ra trong đó có Guyter Guyom. Bây giờ bọn phản gián không còn nghi ngờ gì nữa, nhưng cần phải có chứng lý. Hơn nữa còn một tình huống không nói ra được buộc không thể vội vàng về việc bắt giữ Guyom. Vấn đề là thủ tướng Villi Brandt có nhiều kẻ thù và đối thủ, nói một cách đơn giản là họ muốn ông ta dấn sâu vào các mối quan hệ với Guyom. Bọn do thám rình mò thủ tướng liên tục xem có phải đây là một mục tiêu xứng đáng hay không? Các sự kiện về sau đúng như vậy: việc phanh phui Guyter Guyom đã làm thủ tướng mất chức.
Cuộc theo dõi Kristel và Anita đã làm tình báo Đông Đức hoảng sợ. Guyom được lệnh ngừng hoạt động tình báo và chuẩn bị về Đông Đức, đúng lúc vợ chồng anh cảm thấy nguy hiểm. Nhưng tất cả đều yên ắng. Đến tháng 2-1974 quan hệ giữa họ lại được khôi phục. Tháng 4 năm đó Guyter đi nghỉ ở miền Nam nước Pháp, ở đây anh thấy mình bị theo dõi. Việc này diễn ra trên khắp đất Pháp, đến Bỉ mới thôi. Anh có thể trốn được, nhưng anh không trốn. Ngày 24-4-1974, ngay sau khi trở về vợ chồng anh bị bắt. Khi bị bắt Guyter hốt hoảng, trước hết anh nghĩ đến con trai, anh kêu lên: "Tôi là công dân và sĩ quan Đông Đức, hãy nhớ lấy!". Điều đó còn mạnh hơn là thú nhận, và việc điều tra chỉ còn là củng cố thêm sự thật mà thôi.
Trong các cuộc hỏi cung Guyter khẳng định rằng anh có làm tình báo, nhưng từ chối không cung khai anh đã biết gì về đời tư của ông Villi Brandt. Anh hoàn toàn từ chối không nói gì về công việc của mình cả. Mọi việc điều tra và xử án Guyom đều lạ lùng. Không ai trả lời được câu hỏi chính: vì sao tổ chức phản gián biết rằng Guyter Guyom là điệp viên nước ngoài, mà vẫn để yên cho anh ở gần Brandt lâu đến như thế, để yên cho anh nắm được mọi bí mật quốc gia. Trong hồi ký của mình Brandt viết: "Nếu có một sự nghi ngờ nặng nề thì không bao giờ lại để cho một điệp viên nước ngoài ở ngay cạnh mình, phải đưa anh ta đi ngay vị trí khác, để có thể quan sát được tốt hơn, thậm chí còn thăng chức nữa là khác. Đáng lẽ phải bảo vệ thủ tướng thì người ta lại biến thủ tướng thành điệp viên - con mồi trong cơ quan mật vụ của chính nước mình". Villi Brandt đã trở thành nạn nhân của những mâu thuẫn bên trong đảng của ông và đến ngày 6-5-1974 ông phải thôi chức.
Guyter Guyom bị kết án 13 năm tù, còn Kristel 8 năm. Tháng 3-1981 là Kristel, và đến ngày 1 tháng 10 là Guyter Guyom được đánh đổi. Nhưng cuộc sống gia đình của họ không tồn tại lâu nữa, mọi người đều đã lập gia đình mới.
Giữa năm 1995 sau một thời gian dài bệnh tật, Guyter Guyom qua đời.
108 Điệp Viên Và Điệp Vụ Thế Giới. 108 Điệp Viên Và Điệp Vụ Thế Giới. - Đoàn Tử Huyến (Chủ Biên) 108 Điệp Viên Và Điệp Vụ Thế Giới.