Giá trị thật của một người không phải ở chỗ cách anh ta xử sự lúc đang thoải mái và hưởng thụ, mà là ở chỗ lúc anh ta đối mặt với những khó khăn và thử thách.

Martin Luther King Jr.

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Thanh Hải
Số chương: 108 - chưa đầy đủ
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5810 / 96
Cập nhật: 2016-04-25 23:39:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
11 - Elizabeth Van Lew (1818 - 1900) - Nữ Điệp Viên "Tình Nguyện" Trong Chiến Tranh Nam - Bắc Mỹ
uộc Nội chiến ở Hợp chủng quốc Hoa Kì bắt đầu năm 1861 giữa quân Liên bang miền Bắc ủng hộ xóa bỏ chế độ nô lệ và phe các bang theo chế độ nô lệ miền Nam. Cả hai bên đều có các cơ quan tình báo và phản gián với không ít nhân viên là phụ nữ.
Nữ gián điệp sáng giá nhất của liên quân miền Bắc là miss Elizabeth Van Lew. Có thể đặt bà ngang hàng với những nhân vật xuất sắc nhất của các cục mật vụ trong suốt toàn bộ lịch sử hoạt động của chúng.
Elizabeth sinh năm 1818 tại Richmond, thủ phủ bang Virginia. Học xong ở Philadelphia, bà trở thành một người theo chủ nghĩa bãi nô cuồng nhiệt - ủng hộ việc giải phóng người da đen. Bà không che giấu quan điểm của mình, công khai giải phóng chín nô lệ của riêng mình và mua thêm mấy người để tái hợp họ với người thân đang thuộc quyền sở hữu của gia đình mình.
Bà mẹ và cô con gái Van Lew là những người mến khách, khả ái và hào phóng. Những quan điểm tiến bộ không khiến họ bị cô lập mà có rất nhiều bạn bè và người quen trong xã hội thượng lưu trong vùng. Các mối quan hệ đó sẽ đóng vai trò rất lớn trong hoạt động tình báo về sau này của bà. Trong số bạn thân thiết gần gũi của bà có viên chánh pháp quan các bang miền Nam John Marshall là người có uy tín tuyệt đối; ca sĩ nổi tiếng Jenny Lind thường xuyên biểu diễn trong các dạ hội tại nhà Van Lew, là nơi lui tới thường xuyên của các sĩ quan và quan chức nổi tiếng của miền Nam - bởi vì Richmond chính là thủ phủ của phe miền Nam và toàn bộ những luồng tin mới nhất đều chảy qua phòng khách nhà Van Lew. Sau các cuộc trò chuyện, khách khứa để lại đây những thông tin vô giá.
Elizabeth Van Lew là một phụ nữ thể chất yếu đuối, nhỏ nhắn nhưng đường bệ, đàng hoàng, linh hoạt và quả quyết, với vẻ bề ngoài nghiêm khắc, khắt khe. Sự lựa chọn con đường tranh đấu của bà được thúc đẩy bởi vụ xử tử John Braun - một chiến sĩ nổi tiếng đấu tranh vì công cuộc giải phóng người da đen. "Từ thời khắc đó, nhân dân chúng tôi đã ở trong tình trạng chiến tranh" - bà đã viết như vậy trong nhật kí.
Và bà bước vào cuộc đời hoạt động tình báo. Theo sáng kiến riêng của bản thân, bà bắt đầu liên tục gửi thư cho chính quyền Liên bang thông báo tình hình ở miền Nam. Đồng thời bà bạo gan phát biểu ngay trên đường phố Richmond như một người bãi nô chủ nghĩa nhiệt tâm: từ chối giấu mình dưới chiếc mặt nạ "người yêu nước trung thành miền Nam". Bà công khai từ chối may áo cho binh lính bang Virginia. Hành động "xấu xa" của miss Van Lew và mẹ bà bị nghiêm khắc chỉ trích trên các báo, gây nên sự cuồng nộ của đám đông. Nhưng phần lớn những người miền Nam bình thường đơn giản chỉ coi bà là kẻ gàn dở, nguyên nhân dẫn đến những hành động đó chẳng qua chỉ là cơn điên rồ vô hại và gọi bà là "Bet loạn óc". Van Lew không gặp nguy hiểm cũng bởi dân Virginia không thể tưởng tượng rằng một cô nương quý tộc có thể chống sự nghiệp của toàn thể dân miền Nam.
Quay lại với những bức thư mà "Bet loạn óc" đã gửi đến Bộ Tổng tham mưu phe miền Bắc. Ban đầu chẳng ai để ý coi trọng chúng. Nhưng một hôm có viên công chức nào đó cầm những lá thư của bà xuất hiện ở Bộ Chiến tranh. Chúa ơi! Chúng ta tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của và sức lực để có được những thông tin chính xác và kịp thời về tình hình các trại miền Nam. Vậy mà đây, các vị hãy xem những tin giá trị nhất lại do một người phụ nữ ở chính giữa thủ phủ miền Nam tự ý gửi cho chúng ta!
Vậy là công việc của Elizabeth lần đầu tiên được đánh giá đúng thực chất, và bà trở thành nhân viên một cơ quan tình báo thường xuyên và duy nhất hoạt động suốt thời kì chiến tranh tại hậu cứ của kẻ thù.
Vì lợi ích công việc mà bà phụng sự, Elizabeth Van Lew không hề từ nan, không chỉ tự thân thường xuyên đối mặt với nguy hiểm mà còn mạo hiểm cả cuộc sống của mẹ và người em trai, tiêu tán tất cả tài sản của gia đình, nhiều lần suýt trở thành nạn nhân của tòa án. Nhưng mặc dù bà bị buộc tội theo chủ nghĩa bãi nô và có thái độ thân thiện với miền Bắc nhưng không một nhân viên phản gián nào ngờ được đó là một chỉ huy mạng lưới gián điệp dũng cảm và nhiều sáng kiến.
Trước hết Elizabeth sắp xếp việc thu thập tin. Bên cạnh những vị khách thường xuyên viếng thăm phòng khách của mình, bà còn thiết lập quan hệ với hàng chục người nắm các nguồn tin khác nhau mà bà có thể sẽ cần đến. Tai mắt của bà ở khắp mọi nơi. Chẳng hạn Elizabeth có một nữ nô lệ da đen tên là Mary Bauser rất thông minh mà bà đã trả tự do vài năm trước khi chiến tranh xảy ra và cấp tiền cho cô lên miền Bắc cho ăn học. Khi nguy cơ chiến tranh đã thấp thoáng, Elizabeth gọi cô trở về Richmond và không lâu sau sắp xếp cho cô làm người phục vụ trong "Nhà Trắng" của miền Nam, bên cạnh chính tổng thống Jefferson Davis.
Một trong những đầu mối thông tin cho phe miền Bắc thật kì lạ lại chính là nhà tù quân sự "Libby", nơi giam giữ các tù binh miền Bắc. Họ nắm được rất nhiều điều về chiến thuật của quân miền Nam, về kế hoạch bố trí quân, các vị trí trọng yếu... Elizabeth và mẹ bà chiếm được lòng tin của viên chỉ huy nhà tù là trung úy Todt nên được phép vào nhà tù dưới hình thức cứu giúp nhân đạo các thương binh, và không lâu sau, với sự sửng sốt, ngạc nhiên của Bộ Chiến tranh, một luồng thông tin rộng đã được khai thông từ nơi đó.
Elizabeth duy trì việc liên lạc với những trợ thủ tự nguyện của mình bằng rất nhiều biện pháp khác nhau. Thư từ trao đổi được giấu trong giỏ thực phẩm hoặc cuộn trong những lọ nhỏ đựng thuốc. Tù binh được gửi sách, sau vài ngày những cuốn sách đã quay về với các dòng chữ được đánh dấu kín đáo khó nhận thấy. Đôi khi họ còn được phép trò chuyện riêng với các tù binh.
Bất chấp hành động "phản miền Nam" công khai của Elizabeth và những lời buộc tội trên mặt các báo đối với bà, sự trừng phạt duy nhất mà "Bet loạn óc" phải chịu là bị cấm đến thăm nhà tù quân sự. Chuyện xảy ra như vậy đã vài lần. Khi đó Bet liền diện bộ váy áo đẹp nhất của mình và không mảy may băn khoăn, đến gặp thẳng tướng Wilder - giám đốc cơ quan phản gián hoặc Jood Benjamin - bộ trưởng Chiến tranh miền Nam. Bà buộc phải nghe mấy lời mắng mỏ trong vài phút vì hành động ngu ngốc, rồi tỏ ra ăn năn hối lỗi và thề thốt và... mọi chuyện lại kết thúc bằng việc Benjamin hay Wilder kí lệnh cho phép viếng thăm nhà tù quân sự! Cũng có khi Elizabeth đến cuộc gặp bí mật vào ban đêm, ăn mặc giả làm một cô nông dân.
Những thông tin thu thập được còn phải chuyển về Bộ tổng tham mưu phe miền Bắc cho tướng Sarpo. Vì mục đích này bà xây dựng năm điểm liên lạc. Điểm đầu tiên là nhà riêng của bà, nơi thực hiện công việc mã hóa và che giấu điệp viên - liên lạc viên đến từ miền Bắc. Đôi khi những điệp viên này không tới, sau đó có tin đồn về các vụ bắt bớ và xử bắn gián điệp. Khi đó bà liền phái những gia nhân đã trở thành trợ thủ tin cậy của mình vượt phòng tuyến.
Những báo cáo bí mật được Bet mã hóa theo khóa mã riêng thường do một gia nhân nào đó của bà viết tay. Bà xoay xở cho họ các giấy thông hành quân sự cho phép đi về dễ dàng giữa ngôi nhà trong thành phố của bà và trang trại, nơi có một điểm trung chuyển. Gia nhân thường mang những giỏ thực phẩm; chẳng hạn như một giỏ trứng có lẫn những chiếc vỏ rỗng nhét báo cáo mật ở bên trong; hoặc cô thợ may trẻ đi từ nhà Van Lew sẽ mang qua mặt trận những bản báo cáo được khâu trong vải mẫu hay trong váy. Hệ thống liên lạc được xây dựng sao cho phát huy tối đa hiệu quả. Một lần sau bữa chiều, Elizabeth ra vườn nhà hái một bó hoa lớn, và sáng ngày hôm sau bó hoa đã được mang tới trong bữa sáng cho tướng Grant chỉ huy quân miền Bắc.
Elizabeth nghĩ ra cách chuyển báo cáo bên trong ngôi nhà mình như sau: trong thư viện của bà có một tượng sư tử nằm. Nó có thể nhấc lên được như một chiếc nắp hộp. Elizabeth thả các bản báo cáo của bà vào đó như thả vào thùng thư, một gia nhân làm nhiệm vụ dọn dẹp sẽ lấy báo cáo ra và mang đến trang trại Van Lew. Sở dĩ phải đóng kịch vòng vèo như vậy để nếu xảy ra chuyện, gia nhân có thể đặt tay trên Kinh Thánh thề rằng không hề có bất cứ sự ủy thác nào từ phía miss Van Lew và gia nhân đó cũng không nhận một tài liệu nào từ tay bà.
Elizabeth cho rằng không cần tránh né nguy hiểm mà phải đối mặt với nó. Có một dạo tư lệnh quân quản phụ trách khối tù binh là đại úy Gibs. Elizabeth đã đưa cả gia đình ông này về ở cùng trong ngôi nhà của bà như những vị khách trọ và suốt một thời gian dài lợi dụng ông ta làm lá chắn bảo hộ. Đôi khi hành vi của "Bet loạn óc" thực sự cũng đi quá giới hạn tỉnh táo. Khi Bộ Chiến tranh miền Nam trưng dụng ngựa của các chủ ngựa tư nhằm củng cố quân khinh kị, Elizabeth đã giấu con ngựa cuối cùng của mình trong văn phòng, quấn rơm vào móng nó để không nghe được tiếng gõ móng.
Như nhà nghiên cứu tiểu sử về Bet tên là William Gilmor nhận xét: "Trong ngôi nhà Van Lew các gián điệp miền Nam và miền Bắc gặp gỡ nhau, đồng thời chỉ huy trưởng nhà tù quân sự và những tù binh đào thoát được từ nhà tù đó, những kẻ đào ngũ và một con ngựa lậu thuần chủng đã sống tại đây, dưới chuồng ngựa là văn phòng của nữ chủ nhân dùng làm cả ban tham mưu của cơ quan bí mật lẫn trung tâm cứu trợ lương thực cho tù binh chiến tranh, và nơi tổ chức các cuộc trốn chạy của tù binh".
Một lần Van Lew suýt bị lộ tẩy. Một điệp viên của bà hóa ra là kẻ khiêu khích và đã khai hết với quân miền Nam về những người có liên hệ với hắn. Nhưng những người bị hắn phản bội đã không khai ra bà.
Trước khi Richmond thất thủ, theo yêu cầu của Elizabeth người ta chuyển cho bà một lá cờ Liên bang. Khi đội quân tiên phong vào thủ phủ miền Nam, lá cờ đó tung bay phấp phới trên nóc ngôi nhà Van Lew.
Cuộc đời về sau của Elizabeth ảm đạm và buồn, mặc dù tướng Grant khi này đã trở thành tổng thống đánh giá cao công trạng của bà và thay mặt chính phủ và quân đội miền Bắc trân trọng nói với bà: "Bà đã cung cấp cho chúng tôi những tin tức hết sức giá trị chỉ có thể nhận được từ Richmond trong thời kì chiến tranh" - và chỉ định bà làm giám đốc sở bưu điện Richmond. Trong công tác người ta buộc phải chịu đựng bà nhưng cái xã hội mà bà "phản bội" lại không tha thứ. Vì những công trạng đối với liên quân miền Bắc bà chẳng nhận được một xu nhỏ nào. Hơn nữa người ta còn không hoàn lại những khoản mà bà đã chi. Sau khi tổng thống Grant rời vị trí nguyên thủ quốc gia, bà bị trù dập trong công tác và trở thành một tiểu công chức của Bộ Bưu chính, sau đó thì chỗ làm việc khiêm tốn ấy cũng bị tước mất. Những năm cuối đời bà sống trong nghèo túng, tồn tại chỉ nhờ khoản trợ cấp do bạn bè và họ hàng của đại tá Poli Revir là người bà đã giúp vượt ngục năm xưa phát cho. Bà được những người da đen trung thành nay cũng già lão nghèo khổ như bà chăm sóc.
108 Điệp Viên Và Điệp Vụ Thế Giới. 108 Điệp Viên Và Điệp Vụ Thế Giới. - Đoàn Tử Huyến (Chủ Biên) 108 Điệp Viên Và Điệp Vụ Thế Giới.