Books had instant replay long before televised sports.

Bern Williams

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 44
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12-5:
iệc diễn thuyết cũng giống như vẽ một bức tranh, những lời kết thúc cũng giống như những nét vẽ cuối cùng, sẽ để lại ấn tượng mạnh mẽ. Carnegie đã từng nói: “Cuối cùng cũng là quan trọng nhất”. Phần kết của bài diễn thuyết cũng giống như phần mở đầu, đều vô cùng quan trọng.
Vậy tại sao phần kết lại quan trọng như thế? Đó là vì những lời nói cuối cùng có thể khiến người nghe tư duy, tổng hợp lại toàn bộ nội dung để nắm được những vấn đề chính của bài diễn thuyết.
Lúc nào người nói cũng phải chú ý tới cảm xúc của người nghe. Khi người nghe muốn bạn nói tiếp thì dù bạn có nói nhiều một chút,
họ cũng không cảm thấy phiền và không để ý tới việc thời gian đang trôi đi. Nhưng nếu mọi người vừa nghe bạn nói vừa nhìn đồng hồ thì phải lựa chọn thời cơ thích hợp để kết thúc.
Rất nhiều nhà diễn thuyết không thực sự thành công ở phần kết thúc. Hầu hết mọi người đều kết thúc bằng cách: “Trên đây là những điều tôi muốn nói, tôi xin kết thúc tại đây”. Đây không phải một kết thúc tốt, nó khiến người nghe có cảm giác bị hụt hẫng. Thậm chí có một số nhà hùng biện khi đã nói hết điều cần nói, không biết phải kết thúc thế nào nên nói lặp đi lặp lại một câu, gây ấn tượng không tốt cho người nghe.
Muốn bài diễn thuyết có một kết thúc viên mãn thì phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước đó. Nhiều nhà hùng biện nối tiếng trong lịch sử thường viết trước phần kết luận ra giấy và học thuộc. Những người lần đầu diễn thuyết cũng nên làm như vậy. Nên viết rõ ràng từng câu từng từ của phần kết thúc và tập nói nhiều lần trước khi diễn thuyết. Không nhất thiết phải học đúng theo khuôn mẫu, chỉ cần nêu bật ý chính là được.
Do có nhiều sự thay đổi không lường trước được hoặc phản ứng của người nghe không nhất quán, nên nội dung bài diễn thuyết cũng phải có nhiều thay đổi cho phù hợp. Vì thế, nên đưa ra trước hai hoặc ba phương án kết thúc. Điều này yêu cầu chúng ta phải nắm được một số kĩ năng nhất định.
Tổng kết toàn bộ nội dung
Người diễn thuyết nên dành ra khoảng ba đến năm phút để tổng kết lại nội dung chính những điều mình vừa nói. Có những bài hùng biện khi đã kết thúc, nhưng người nghe vẫn không hiểu rõ nó đề cập tới bao nhiêu vấn đề và nói về điều gì. Vì thế, khi kết thúc nên tổng kết lại toàn bộ nội dung. Có nhiều người không hoàn toàn nghe hiểu hết toàn bộ nội dung diễn thuyết, nhưng chỉ cần nghe phần tổng kết là họ sẽ hiểu người diễn thuyết muốn nói gì. Cần tổng kết lại trong vài câu ngắn gọn, nhưng đủ để tạo ấn tượng sâu sắc với người nghe.
Canergie đã từng đưa ra công thức cho một bài diễn thuyết: Mở đầu – Nói với mọi người bạn sẽ đề cập đến vấn đề gì. Nội dung – Nói chi tiết về những vấn đề đó. Kết thúc – Tổng kết lại các vấn đề một lần nữa.
Cách kết thúc trữ tình
Hãy kết thúc bài diễn thuyết bằng những từ ngữ mang xúc cảm tốt đẹp. Cách kết thúc này chứa đựng tình cảm phong phú, có sức truyền cảm mạnh mẽ. Cách kết thúc trữ tình thường mang lại hiệu quả tương đối tốt, nhưng phải chú ý không sử dụng những từ sáo rỗng. Chỉ khi nội dung và hình thức thống nhất thì mới có thể đạt kết quả hoàn mỹ.
Một chuyên gia trong ngành sản xuất gang thép có bài phát biểu tại New York, khi kết thúc ông nói: “Chúng ta nên đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển xã hội. Đây là khu vực sản xuất gang thép nhiều nhất, là nơi ra đời của những công ty gang thép lớn nhất thế giới, không một bang nào có thể so sánh với chúng ta trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế Mỹ.”
Những câu nói cuối cùng của ông đã khiến người nghe cảm thấy vui vẻ, lạc quan và khơi dậy sự nhiệt tình của họ. Nhưng nếu muốn cách kết thúc này đạt hiệu quả, thái độ nhất định phải thành khẩn.
Nếu không thành khẩn, lời nói không xuất phát từ tấm lòng thì người nghe sẽ không dễ dàng tiếp nhận.
Cách kết thúc hài hước
Khi bạn nói tạm biệt phải khiến mọi người cười. Khi kết thúc một bài diễn thuyết cũng phải làm được như vậy. Nếu bạn có kinh nghiệm phong phú, bạn có thể kết thúc bằng sự hài hước theo cách của mình, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe.
Có một giáo sĩ tên là Louis George. Ông ta đang thực hiện nghi thức sửa lại mộ phần cho John, khi phát biểu trước mọi người, phần kết thúc đã khiến tất cả bật cười bởi cách nói hài hước của ông: “Tôi rất vui khi các bạn đồng ý giúp đỡ sửa lại mộ phần cho ông ấy, ông ấy nên nhận được sự tôn trọng. John là người rất ghét sự bừa bộn, bẩn thỉu. Tôi đã từng nghe thấy ông ấy nói như thế này: “Đừng bao giờ để bất cứ ai nhìn thấy một Cha xứ mặc lễ phục nhăn nhúm.” Do sự cố gắng của ông ấy nên các bạn sẽ không bao giờ phải nhìn thấy một người như vậy. Giả sử các bạn không chăm sóc chu đáo phần mộ của John, như vậy là các bạn đang cố tình đối đầu với ông ấy. Còn nhớ khi John đi qua một túp lều, một cô bé đã chạy ra phía trước cửa và nói: “Thượng đế phù hộ cho ông, John”. Ông ấy đã trả lời thế nào?
Ông ấy nói: “Này cô gái trẻ, nếu cô sạch sẽ một chút thì lời chúc phúc của cô sẽ càng có giá trị hơn.” John là người ưa sự sạch sẽ, nên hãy cố gắng để phần mộ của ông ấy luôn sạch. Nếu linh hồn ông đi qua đây, nhìn thấy mộ mình không sạch sẽ thì chắc chắn ông ấy sẽ đau lòng.
Hãy bảo vệ phần mộ của John, đây là một cách để tưởng nhớ và thể hiện sự tôn kính với John. Đây cũng là nhiệm vụ của các bạn.”
Dùng thơ hoặc danh ngôn
Khi kết thúc một bài diễn thuyết, nếu sử dụng thơ hoặc những câu danh ngôn đã được công nhận, bạn sẽ càng chứng tỏ được quan điểm của mình và làm sâu sắc chủ đề.
Nếu bạn khéo léo sử dụng những vần thơ làm lời kết, bài diễn thuyết sẽ trở nên đẹp đẽ và sâu lắng hơn với việc mở ra những hi vọng mới.
Phương pháp đối xứng
Phương pháp đối xứng là phương pháp kết thúc diễn thuyết phổ biến nhất. Tuy nhiên cách này không dễ vận dụng, và cũng không thể vận dụng cho tất cả các trường hợp. Nhưng nếu có thể sử dụng hợp lí thì nó sẽ mang lại hiệu quả tốt đẹp. Cụ thể khi dùng phương pháp này, ở những câu nói cuối cùng, câu sau phải nhấn mạnh và có sức mạnh hơn câu trước.
Kết thúc bằng tình cảm
Một kết thúc giàu tình cảm làm lay động lòng người là một kết thúc hoàn mỹ. Phần kết của bài diễn văn khi Lincoln nhậm chức Tổng thống lần thứ hai chính là một cái kết hoàn mỹ như vậy.
Kết thúc bằng lời kêu gọi
Cách này được dùng tương đối nhiều, nó mang đầy tính cổ động, khích lệ và để lại ấn tượng sâu sắc với người nghe. Một cái kết hay có thể khiến bài diễn văn của bạn trở nên sinh động và có sức mạnh.
Ngoài ra, còn rất nhiều cách kết thúc khác cho một bài diễn văn, chỉ cần suy nghĩ kĩ, vận dụng sáng tạo, bạn chắc chắn sẽ có một bài diễn văn hay và buổi diễn thuyết sẽ thành công tốt đẹp.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ