You practice mindfulness, on the one hand, to be calm and peaceful. On the other hand, as you practice mindfulness and live a life of peace, you inspire hope for a future of peace.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 44
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12-3:
rong quá trình diễn thuyết, lúc nào cũng có thể xuất hiện sự cố gây ảnh hưởng không tốt. Về điều này, người diễn thuyết nhất định phải chuẩn bị tâm lí tùy cơ ứng biến, có thể dùng những phương pháp sau để thoát khỏi tình trạng bối rối.
Đối phó với sự hỗn loạn bằng cách giữ bình tĩnh
Người nghe diễn thuyết thường khá đông, rất dễ xảy ra tình trạng mất trật tự, hỗn loạn, lúc này người diễn thuyết nhất định không được hoang mang, mà phải bình tĩnh đối phó, sử dụng các phương pháp đặc biệt để thu hút sự chú ý của người nghe.
Trong cuộc thi hùng biện bảo vệ môi trường của một trường đại học, do liên tục xuất hiện các nhà hùng biện nhàm chán nên người
nghe bị mất hứng thú, thậm chí đã xuất hiện tình trạng người nghe bỏ đi chỗ khác, tình hình trở nên hỗn loạn. Lúc này, một nhà hùng biện lên sân khấu, sau khi cúi chào khán giả, người đó cầm micro tiến về phía trước và nói to: “Chào mọi người, tôi là Thọ đến từ học viện báo chí, chủ đề diễn thuyết của tôi là “Ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường”. Do phần mở đầu của các thí sinh hầu hết giống nhau, nên không thể gây hứng thú cho người nghe, phía dưới sân khấu vẫn rất hỗn loạn. Nhưng sau khi tự giới thiệu, thí sinh tham gia hùng biện này đã không nói gì và chỉ đứng im một chỗ mỉm cười, nhìn chằm chằm vào ban giám khảo phía dưới mà không có bất cứ động tĩnh gì.
Mọi người không biết có chuyện gì xảy ra nên lập tức giữ trật tự, sau khi không gian trở nên yên tĩnh, thí sinh hùng biện mới bắt đầu nhìn lên và bắt đầu bài diễn thuyết của mình.
Khi diễn thuyết, chúng ta khó tránh khỏi tình trạng bên dưới quá mất trật tự, lúc này, người diễn thuyết cần phải bình tĩnh, không được để mình bị ảnh hưởng, đồng thời sử dụng một số phương pháp đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người để đạt mục đích khiến người nghe tập trung tinh thần.
Khéo léo thay đổi khi chủ đề bị trùng lặp
Trong các cuộc thi hùng biện, thường xảy ra tình trạng nội dung hoặc chủ đề của các thí sinh bị trùng nhau. Khi gặp tình huống này, lựa chọn đúng đắn nhất là ngay lập tức thay đổi. Nếu chủ đề của người khác giống chủ đề của bạn mà người đó lại nói trước, thì phải ngay lập tức thay đổi chủ đề của mình, khiến nó trở nên mới mẻ hơn. Nếu người khác dùng danh ngôn hoặc lấy ví dụ cụ thể giống bạn, thì hãy lập tức tìm nội dung khác thay thế để tránh bị lặp lại, ảnh hưởng tới suy nghĩ của người nghe.
Trong một cuộc thi hùng biện về chủ đề tình yêu quê hương đất nước, Vân định sử dụng câu hát mở đầu trong bái hát “Việt Nam quê hương tôi” để bắt đầu phần thi của mình. Nhưng thật không ngờ, thí sinh thi trước cô đã dùng cách này. Nếu thay đổi thì sẽ không phù hợp với nội dung bài diễn thuyết, thời gian quá gấp rút, không biết phải làm thế nào? Rất nhanh chóng, Vân đã linh hoạt nghĩ ra cách ứng phó, đến lượt mình, cô ung dung bước lên sân khấu và nói: “Thí sinh vừa rồi có nhắc tới một bài hát, trong bài hát có câu: Việt Nam đất nước quê hương chúng tôi, có hàng dừa xanh xa tít chân trời…”
sau đó cô đã rất tự nhiên trình bày tiếp nội dung diễn thuyết của mình, thuận lợi hoàn thành phần thi và giành kết quả cao.
Bình tĩnh đối mặt với sự khiêu khích
Khi đối mặt với khiêu khích, tuyệt đối không nên tỏ ra hoang mang, bất an. Hãy bình tĩnh tiếp tục bài diễn thuyết, giữ vững tinh thần, không thay đổi thái độ thể hiện phong thái của một nhà hùng biện.
Tháng 11 năm 1940, bộ giáo dục Trung Quốc mời nhà diễn thuyết Mã Dần Sơ nói về đề tài Chiến tranh kinh tế. Sau khi bắt đầu bài diễn thuyết được một lúc, hội trường phía dưới bỗng trở nên hỗn loạn, xuất hiện nhiều tiếng la ó phản đối, yêu cầu ngừng diễn thuyết.
Trước tình trạng này, Mã Dần Sơ bình tĩnh nói: “Hôm nay tôi đưa cả người nhà mình tới đây, tôi phải thực hiện bài diễn thuyết này vì trách nhiệm chống lại chiến tranh và chống lại sự đổ máu vô nghĩa.” Tiếp đó ông nói: “Ai muốn bắt tôi, xin hãy nhẫn nại đợi tôi nói xong rồi bắt cũng không muộn”.
Khi đối mặt với sự khiêu khích, nhà hùng biện Mã Dần Sơ đã không hề hoang mang mà dùng chính sự chính nghĩa để đáp trả, ông đã khiến người nghe hiểu được tình hình thực tế.
Trong bài diễn thuyết, bằng tấm chân tình, nhà hùng biện Mã Dần Sơ đã khiến tất cả mọi người xúc động, đây cũng là một đòn mạnh vào những kẻ la ó phản đối, khiêu khích ông.
Trả lời trôi chảy khi được đặt câu hỏi
Trong quá trình diễn thuyết, người nghe có lúc sẽ đặt câu hỏi với người nói, có câu hỏi thực sự là xin ý kiến, nhưng cũng có câu hỏi nhằm mục đích thăm dò trình độ người nói, còn có cả những câu hỏi cố ý làm khó khiến người diễn thuyết bối rối. Khi gặp trường hợp này, đầu tiên phải chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi mà người nghe có thể sẽ hỏi. Thứ hai là làm rõ mục đích và ý đồ của người hỏi trước khi trả lời. Thứ ba là cố gắng trả lời ngắn gọn, súc tích nhằm thể hiện trí tuệ và năng lực của bản thân. Đối với những người mượn cơ hội đặt câu hỏi để công kích, phải kiên quyết đáp trả. Đương nhiên, việc đáp trả này cũng cần kĩ năng.
Một lần, nhà sinh vật học nổi tiếng Darwin được mời làm báo cáo về “Thuyết tiến hóa”. Khi báo cáo vừa kết thúc, một cô gái xinh đẹp đã nêu câu hỏi: “Theo lí thuyết của ông, con người tiến hóa từ vượn, nếu áp dụng lí thuyết này với ông thì rất đáng tin, lẽ nào tôi cũng nằm trong số đó.” “Đương nhiên rồi.” Đác-Uyn nhìn cô gái và trả lời: “Thế nhưng cô không phải tiến hóa từ vượn thông thường, mà tiến hóa từ một con vượn vô cùng xinh đẹp.”
Khéo léo đối phó khi bị quên nội dung nói
Người diễn thuyết, nhất là những người mới, khi đứng trước đám đông thường bị mất bình tĩnh và không tránh khỏi căng thẳng. Hậu quả thường gặp khi căng thẳng là quên mất phải nói gì. Lúc này, nhiều nhà diễn thuyết thường bị lặng đi mất một lúc và không biết tiếp tục như thế nào. Thực tế, quên lời là chuyện rất bình thường, nhiều chuyên gia hùng biện cũng không tránh khỏi điều này, điều quan trọng là cách xử lí tình huống sau đó.
Đầu tiên, không nên vội vàng, hãy ổn định lại tinh thần và mỉm cười. Sau đó, hãy nghĩ cách để tiếp tục diễn giải vấn đề mình đang nói trước khi kịp nhớ ra nói đến đâu. Theo kinh nghiệm, khi quên lời rất khó nhớ lại ngay trên sân khấu, vì thế hãy tạm bỏ qua vấn đề bị quên và nói tiếp vấn đề khác. Đương nhiên điều này yêu cầu người nói phải có khả năng ứng biến, hãy tỏ ra thật tự nhiên, có thể người nghe sẽ vẫn nhận ra, nhưng như thế vẫn tốt hơn nhiều so với việc bị đứng ngẩn người trên sân khấu.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ