There is a wonder in reading Braille that the sighted will never know: to touch words and have them touch you back.

Jim Fiebig

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 699 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ại Luân Đôn – nước Anh.
Mới sáng sớm mà trời đổ cơn mưa, thêm không khí giá buốt làm cho mọi người không thể thoát khỏi căn phòng ấm áp, hay cái áo khoác lông dày, chiếc mũ len.........
Bảo Ý cũng không ngoại lệ. Bốn năm sống và học ở đây, khoảng thời gian dài chứ đâu ngắn. Nước Anh là vùng đất thế nào, tất cả mọi người trên thế giới đều biết.Thời tiết bốn mùa có lúc rất lạnh, có lúc rất ấm áp nên con người có vẻ thoải mái hơn.
Nhưng hôm nay thì khác, không biết ảnh hưởng gì mà mưa suốt, đường phố xe cộ vắng tanh. Có muốn ra ngoài cũng không biết làm sao đón được xe. Lười thật!
Bảo Ý lăn qua lộn lại trên giường. Đói bụng rồi, bây giờ phải làm sao đây? Đi dưới mưa và cái lạnh giá buốt không phải là điều thú vị. Hơ! Chẳng lẽ nhịn đói hay sao?
Cô nhăn nhó, nếu biết ở lại có ngày hôm nay thì cô sẽ không ở đâu. Tốt nghiệp và nhận bằng được một tuần, đang nôn nao trở về quê hương sau nhiều năm đi xa, thì đùng một cái nhận được Email từ gia đình.
Mà tất cả đều do cha mẹ cô mà ra. Người ta là dân du học tận nước Anh, thế nhưng bảo về gấp lấy chồng, ai chấp nhận cho được.
Bản tính Bảo Ý từ trước đến giờ là ngang ngược, cứng đầu, cho nên dù có nhớ cha mẹ nhiều, cô quyết không trở về theo dự định.
Ở lại, đó cũng là một cách để chống đối, Bảo Ý hy vọng cha mẹ cô hiểu mà không ép cô. Nay là thời buổi gì rồi lại còn cái kiểu hứa hôn, cha mẹ đạt đâu con ngồi đấy.Với cô, không bao giờ để chuyện đó xảy ra. Cô còn cả ước mơ, hoài bão. Trái tim chưa một lần rung động, chưa hiểu tình yêu là gì thì làm sao đặt cuộc đời mình vào nhà tù không lối thoát.
Nhất định cô phải bảo vệ ý mình đến cùng. Cô sẽ ở lại Anh hoặc đi đâu đó, đến khi nao cha mẹ cô bỏ ý định gả cô cho một người đàn ông không quen biết thì cô mới về trình diện.
Ọt.........ọt..........ọt........
Bảo Ý lắng nghe. Tiếng gì vậy nhỉ?
Ọt.........ọt..........ọt........
Ôi! Không xong rồi, cái bao tử của tôi. Nó đã không thể nhịn nữa. Bảo Ý ôm bụng ngồi dậy, lười biếng cũng phải đi, vì đây là sức khoẻ của mình mà.
Đang loay hoay tìm cây dù thì chợt có tiếng chuông điện thoại, Bảo Ý khó chịu:
– Gì nữa đây, người ta sắp chết đến nơi mà còn....
Nhưng cô cũng phải nhấc máy, biết đâu một người bạn nào đó rủ đi ăn thì hay biết mấy.
– Alô.
– Con định bao giờ thì trở về đây,Bảo Ý?
– Cha!
– Tốt nghiệp rồi, con còn chuyện gì nữa để làm đâu. Chia tay bạn bè thì cũng đã chia tay xong, nhanh về đi thôi.
– Nhưng mà cha à...........
– Ông Triệu Chấn không còn thời gian để chờ con, con gái ạ.
Cha bắt đầu câu chuyện rồi đây. Mỗi lần nhắc tới việc cô đã hứa hôn với gã đàn ông nào đó thì Bảo Ý nổi quạu.
– Con thì có liên quan gì đến ông ấy?
– Nói vậy mà nghe được sao? Ông Triệu Chấn là ông nội chồng của con đấy.
– Con không đồng ý.
– Đồng ý hay không, giờ con không có quyền chọn lựa. Chuyện hôn nhân của con là do ông nội con quyết định. Nay ông không còn thì cha mẹ là người thực hiện thay ông. Với lại, người đàn ông sắp là chồng của con là người đàn ông tốt, lại có địa vị trong xã hội. Con không lý do gì để từ chối cả.
Bảo Ý la lên:
– Cha mẹ ép con như thế mà thấy được sao? Tuy là ông nội hứa, nhưng nay ông nội đã mất thì lời hứa năm xưa không còn giá trị. Nếu như gia đình họ Triệu có nhắc đến, cha mẹ từ chối được mà. Tại sao cha mẹ buông xuôi theo mà không nghĩ đến cảm nhận của con?
– Vì cha mẹ nghĩ cho con nên cha mẹ mới đồng ý.Gia đình họ Triệu là một gia đình tốt lại có tiếng tăm, đâu phải ai muốn bước vào cũng được. Thôi, đừng cãi lý với cha nữa. Hai gia đình đang chờ con đấy.
Bảo Ý im lặng:
– Con có nghe cha nói không? Chẳng lẽ con muốn cha sang bên đấy hộ tống con về?
Bảo Ý thở dài. Cha mẹ đã cương quyết theo ý mình. Cô phải làm gì đây? Trốn tránh đâu là cách hay, mà cô còn có cả tuổi trẻ và quãng đường phía trước.
Chậc! Quỷ tha ma bắt cái gã đàn ông họ Triệu nào đó đi. cũng vì việc hứa hôn giữa hai gia đình mà cô chưa thể rời khỏi nước Anh. Phải chi anh ta cũng như cô, chống đối việc này thì hay biết mấy.
– Bảo ý!
ông Tuấn Minh gọi:
– Con không được giở trò gì nghe chưa? Nếu không, con đi đến đâu thì cha sẽ đi đến đó.
Bảo ý rầu rĩ:
– Được rồi, cha để con thu xếp đã.
– Mất bao lâu? Một tuần rồi thêm một tuần nữa phải không? Cha ra lệnh cho con, hết tuân này, con phải có mặt ở Việt Nam cho cha.
– Vâng, thì cứ như thế đi.
– Cha mẹ chờ con đó. Không được hứa chỉ để hứa.
Bảo Ý gác máy thở dài ngao ngán. Tuy xưa nay cô là đứa bướng bĩnh cứng đầu, nhưng chưa bao giờ làm cho cha mẹ buồn và thất vọng. Lần này xem ra không ngoại lệ rồi. Về thì chắc phải về, còn việc lấy chồng … cô cần xem lại mới được.
Cái đầu bé nhỏ của Bảo Ý hoạt động nhanh. Trước tiên, cô sẽ tìm hiểu người đàn ông họ Triệu kia. Trên đời này, không có người hoàn hảo. Bảo Ý hy vọng có một khe hở nào đó để cô có thể viện lý do từ chối.
Mọi người cứ chờ đó đi. Lâm Bảo Ý này không có việc gì không làm được, không có khó khăn nào mà không thể vượt qua. Từ nhỏ, cô từng rèn luyện cho mình một ý chí sắt thép nên mới có thể sang Anh một mình bốn năm. Trong bốn năm qua, cô còn trải qua biết bao nhiêu là vấn đề trong cuộc sống. Thế nhưng chưa có điều gì làm cô nản lòng. Và hôm nay cũng vậy, chuyện hôn nhân của cô nhất định sẽ có cách giải quyết. Hãy tin và lạc quan vào ngày mai nhé.
Bảo Ý vươn vai đứng dậy. Vứt bỏ hết những suy nghĩ và căng thẳng sang một bên, bây giờ cứ lo cho bao tử của mình rồi tính tiếp.
Cầm cây dù trên tay, Bảo Ý rời khỏi phòng trọ. Cô nhanh chóng quên đi lời nghiêm chỉnh của cha trong cơn mưa rỉ rả và cái lạnh buốt giá.
Mặt đường giờ toàn một màu nước, Bảo Ý co ro trong chiếc áo lông dày đứng đón xe.
Ôi! Sao chẳng thấy một chiếc tắc xi nào thế này? Ở đây thì lạnh cóng mất thôi. Bảo Ý đi qua đi lại, chợt cô thấy một chiếc tắc xi từ xa, nhưng đã bị một đôi tình nhân trước cô chặn lại.
Phải chờ nữa sao trong khi cái bao tử … Bảo Ý mím môi. Cô có cách rồi. Chiêu này tuy xưa như trái đất nhưng hữu hiệu lắm. Chờ mà xem.
– Ui da!
Bảo Ý ôm bụng khụy xuống:
– Ui da, đau quá …
Tiếng rên của Bảo Ý làm cho cặp tình nhân phải chú ý. Hé mắt thấy họ đang đi về phía mình, cô nhăn nhó:
– Làm ơn giúp với, tôi đau quá!
Người đàn ông hỏi:
– Cô ơi! Cô làm sao vậy?
– Tôi đau lắm. Anh chị có thể gọi giúp cho tôi chiếc tắc xi không?
Cô gái đi cùng người đàn ông nói bằng tiếng Việt nam:
– Anh à! Làm gì bây giờ? Đoạn đường này, khó đón xe lắm.
Người đàn ông suy nghĩ:
– Hay chúng ta nhường xe cho cô ấy đi.
– Nhưng mà chúng ta chờ ở đây đến bao giờ mới có xe, lạnh cóng mất thôi. Em còn đang bị cảm đó Triệu Phong.
– Thế …
Bảo Ý la lên:
– Đau quá, chắc tôi chết mất!
Người đàn ông có cái tên Triệu Phong quyết định:
– Khả Nhi! Em phụ anh dìu cô ấy lên xe nhé.
Cô gái không được vui:
– Vâng.
Thế là kế hoặch đã hoàn thành. Tại sao người Việt Nam sống ở nước ngoài có thể dễ dàng bị lừa gạt thế nhỉ? nếu là cô, cô không khờ giống như hai người kia đâu. Triệu Phong – Khả Nhi, cái tên nghe đầy ấn tượng.
Khi Bảo Ý ngồi yên trên xe Triệu Phong ân cần căn dặn người tài xế:
– Anh làm ơn đưa cô ấy đến bệnh viện.
Bảo ý tỏ vẻ biết ơn:
– Cám ơn anh chị.
Xe chạy được một đoạn, Bảo Ý thôi nhăn nhó nữa. Cô chợt phá lên cười:
– Ôi vui quá!
Người tài xế nhìn vào kiếng chiếu hậu:
– Cô không sao chứ?
– không.
– Có cần đến bệnh viện nữa không?
Bảo Ý lắc đầu:
– Tôi chỉ đói bụng thôi. Anh hãy cho tôi đến một nhà hàng nào đó.
Đến đây thì người tài xế chợt hiểu. Thì ra, cô gái này đón xe không được nên mới giở trò. Khá thật!
Bảo Ý tựa cửa xe lim dim mắt. Cô nghĩ đến bữa ăn trưa của mình ở một nhà hàng ấm áp, trong khi có người đứng đợi xe giữa trời rét buốt. Nhớ gương mặt thật thà của người đàn ông mà buồn cười làm sao.
oooOoooOooo
Bảo ý dừng chân ở một nhà hàng Việt Nam. Sau khi thỏa mãn cái bao tử của mình, cô bắt đầu vẽ ra những kế hoạch.
Một ngày dài trốn ở trong phòng thì buồn lắm. Tận dụng thời gian của mình mà đi dạo, mà đi chơi, nhưng không nhất thiết phải đi dưới mưa lạnh quá.
Bảo Ý suy nghĩ. Đúng rồi! Cô sẽ đi dạo hết trung tâm mua sắm ở thành phố Luân Đôn, để xem có cái gì có thể mua làm quà cho bố mẹ, bạn bè. Sau đó thì đi xem phim và cô còn mấy ngày nữa đâu là phải chia tay nước Anh rồi, vương quốc của nữ hoàng. Bảo Ý rất thích đất nước cò một người phụ nữ cai trị, cho nên vì thế cô đã chọn nước Anh để mở rộng kiến thức của mình. Cô muốn cho mọi người biết, phái yếu không phải là yếu. Vì thế đừng bao giờ xem thường những việc làm của chị em phụ nữ như cô.
Tạm hài lòng với kế hoạch đã vẽ ra, Bảo Ý đứng dậy định rời khỏi chỗ của mình, thì bất ngờ có một cuộc đối thoại lọt vào tai làm cô phải chú ý và ngồi trở xuống.
– Triệu Phong! Anh nói ông nội anh muốn anh cưới vợ ư?
– Ừ.
– Anh có đồng ý không?
– Dĩ nhiên là không. Làm sao anh có thể cưới cô gái mà anh không hề yêu và không một lần biết mặt.
– Vậy còn lời hứa?
– Đó là ông nội anh hứa chứ không phải anh. Thật anh không thể nào hiểu, ở thế kỷ nào rồi mà vẫn còn việc đính ước trước.
Triệu Phong cười cợt:
– Có lẽ ông nội của cô gái sợ cháu mình không tìm được đấng lang quân như ý, hay có thể cô ta không được xinh đẹp cũng nên.
– Nhưng Triệu Phong à! Lời của ông nội anh không thể coi thường được đâu. Quen anh bao năm, it nhiều gì em cũng hiểu. Ý ông một là một, hai là hai, không thay đổi được.
– Anh nhất định đấu tranh đến cùng. Anh đã có em thì anh không chấp nhận cô gái nào khác.
– Thật không?
– Nếu ông nội và cha mẹ ép anh sẽ đi. Khả Nhi! Em đừng lo. Chúng ta sẽ sống bên nhau, sẽ đắp xây hạnh phúc bằng chính đôi tay mình.
Anh chấp nhận từ bỏ tất cả những gì anh có sao?
– Ừ
– Đã suy nghĩ kỹ chưa?
Triệu Phong nhíu mày:
– Em không tin anh?
Khả Nhi lắc đầu:
– Không phải. Em chỉ lo những gì anh nghĩ không đơn giản chút nào. Anh là đứa cháu, đứa con duy nhất của dòng họ Triệu.
– Thì sao?
Triệu Phong cắt ngang:
– Chẳng lẽ em không cần anh nữa khi anh không còn là tổng giám đốc công ty trà Bảo Nguyên à?
– Tất nhiên là không. Em chỉ phân tích cho anh thấy rõ vấn đề thôi. Anh đi từ bỏ tất cả, chắc chắn sẽ làm ông nội anh và cha mẹ anh nổi giận. Chuyện xảy ra đến lúc ấy, anh trở thành đứa cháu, đứa con bất hiếu. Triệu Phong! Lương tâm anh không cho phép anh làm điều đó, phải không?
Triệu Phong thở dài:
– Khả Nhi! Vậy em bảo anh phải làm sao đây? Ngoài cách bỏ đi, anh đâu còn cách nào khác.
– Em yêu anh, Triệu Phong ạ. Cho nên em không muốn mất anh. Vì vậy lần này anh phải nghe lời em. Chúng ta có nhau và còn có cả gia đình nữa.
– Cách gì mà lưỡng toàn thế?
Khả Nhi bỏ nhỏ vào tai người yêu làm Triệu Phong phải tròn mắt:
– Em bảo anh.........
– Em nghĩ ông nội và cha mẹ anh không nỡ bỏ mặc cháu của mình.
– Chúng ta lường gạt người thân như thế, có quá đáng không?
– Tại họ ép anh cơ mà.
– Nhưng..........
Khả Nhi tỏ vẻ giận hờn:
– Vì không muốn mất anh nên em mới bày như thế. Còn tình yêu anh có thật lòng dành cho em hay không, phải coi biểu hiện của anh.
– Anh.......để anh suy nghĩ đã.
Khả Nhi hôn vào má Triệu Phong:
– Tin em đi. Khi chúng ta bảo là có con với nhau thì đảm bảo ông nội anh dừng đám cưới lại ngay. Thậm chí, hủy bỏ cuộc hôn nhân mà họ đã sắp đặt. Họ còn vì danh dự của họ nữa mà.
Triệu Phong im lặng. Anh không nghĩ cách của Khả Nhi là có hiệu quả. Tính của ông nội anh, anh hiểu hơn ai hết. Tuy ông rất thương anh, nhưng không phải việc gì cũng có thể chấp nhận.
Lúc mới biết tin anh quen Khả Nhi là ông đã thông báo trước: Anh có vị hôn thê. không nên tiến sâu trong tình cảm để rồi khó gỡ. Triệu Phong không chấp nhận, anh chống đối lại bằng cách càng say mê Khả Nhi. Anh hy vọng vì thương cháu, ông anh sẽ từ bỏ ý định của mình.
Thế nhưng hành động của anh không hề lay chuyển được ông. Trái lại ông còn bắt anh phải tổ chứ đám cưới. Trời! Phen này coi như xong rồi.
Mấy ngày nay, Triệu Phong lợi dụng sang Anh công tác mà tìm cách kéo dài thêm thời gian. Thật là khổ! Đi mà giống như trốn nợ vậy. Về nhà gặp mặt ông với điệp khúc cũ làm anh căng thẳng mất. Ông trời ạ! Ông bảo tôi phải làm sao đây? Chẳng lẽ tôi cứ tránh né như thế này mãi sao?
Khả Nhi kéo Triệu Phong trở về thực tại:
– Anh nghĩ gì vậy?
– Không có gì.
– Em đã nói rồi, mọi việc cứ nghe thao em đi, đừng làm mình thêm rối rắm.
– Ừ.
– Hôm nay, chúng ta dành thời gian để vui chơi thì anh không được mang khuôn mặt ảm đạm đó nha.
Khả Nhi đứng dậy kéo tay Triệu Phong:
– Đi, chúng ta tiếp tục hành trình của mình. Em sẽ đưa ngài tổng giám đốc của em đến một nơi không có nỗi buồn, không có lo lắng không có suy tư.
– Nơi nào vậy? Anh thấy khắp Luân Đôn, chỗ nào cũng mưa và lạnh.
– Thì cứ theo em, đừng hỏi.
Cặp tình nhân đi rồi, Bảo Ý sực tỉnh. Sau câu chuyện của người đàn ông kia giống mình thế nhỉ? Bị ép cưới người con gái không quen không yêu. Còn cô thì bị ép gả cho người đàn ông không biết không quen. Ơ, chuyện đời sao thật là...
Bảo Ý lắc đầu. Mà thôi, việc ai người ấy đối phó đi, để ý làm gì cho thêm mệt. Thế gian này có bao nhiêu chuyện giống nhau.
Rồi Bảo Ý cũng rời khỏi nhà hàng, nghĩ đến cái giá rét và cơn mưa ủ rủ bên ngoài mà cảm thấy sợ.
Lại đón xe, nghĩ đến chiếc nào cũng đầy khách mà ngao ngán. Bước chân Bảo ý vừa ra khỏi cánh cổng nhà hàng thì có một chiếc tắc xi đỗ lại. Cô nhanh chân nhưng vẫn không kịp đôi tình nhân. Đành phải giở trò nữa thôi.
– Ông ơi! Ông đánh rơi bóp kìa!
Người đàn ông và cô gái đồng quay lại. Lợi dụng cơ hội ấy, Bảo Ý chui nhanh vào xe.
– Bác tài, chạy đi!
– Lại là cô?
Bảo Ý nhíu mày:
– Ông biết tôi?
Người tài xế nhắc lại chuyện cô giả đau bụng để được lên xe. Bảo Ý cười:
– Thì ra chiếc xe này lúc nãy tôi cũng đã đi.
– Và hai người cô mới lừa kia cũng là cặp tình nhân đã từng nhường xe cho cô.
– Vậy sao? Có duyên nhỉ!
Người tài xế hỏi:
– Tại sao cô không chờ chiếc xe khác mà phải làm vậy?
– Tôi không có thói quen chờ đợi.
– Cô cũng lạ thật. Mà hình như cô không phải sống ở đây?
– Tôi đến đây du học thôi
– Thế cô là người nước nào? Tôi thấy cô vừa xinh đẹp vừa thông minh, chắc cô học giỏi lắm.
Bảo Ý ngập ngừng rồi nói:
– Tôi mang quốc tịnh Việt Nam.
– Ồ! Cô đến từ đất nước Việt Nam. Tôi nghe nói người Việt Nam vừa thông minh vừa xinh đẹp vừa giỏi. Bây giờ tận mắt quả là không sai.
– Ông có mỉa mai tôi không đó?
– Tôi khen thật lòng mà. Tôi chỉ biết con người và đất nước Việt Nam qua bạn bè và tranh ảnh. Giờ nhìn thấy cô, chợt nhiên tôi hiểu hết.
– Ông hiểu gì?
– Vì sao ngày xưa đội quân xâm lược nào cũng bị đánh bại. Một con người nhỏ bé nhưng cái đầu không đơn giản chút nào.
– Ý ông muốn nói đến việc tôi lừa hai người kia phải không?
Người tài xế hấp tấp:
– Không phải, cô đừng hiểu lầm. Tôi...
Bảo Ý dễ dãi:
– Đùa với ông một chút thôi. Tôi cũng không có ý gì đâu. À! Ông cho tôi đến trung tâm mua sắm đi nhé.
– Vâng.
Chiếc xe lao đi trong mưa. Giữa Bảo ý và người tài xế sẽ còn nhiều câu chuyện thú vị, về con người, về nước bạn.
oooOoooOooo
Tin nhắn điện thoại. Bíp!
“Cha mẹ. Con xin lỗi vì phải gửi tin nhắn này, nhưng con không còn cách nào khác. Bây giờ con có việc gấp phải sang Hồng Kông. Con không thể về Việt Nam như lời đã hứa. Cha mẹ đừng giận con nha. khi nào xong việc, con sẽ về giải thích sau. Bảo Ý ”
Ông Minh Tuấn bấm tắt điện thoại, tức giận:
– Hừ! Con bé này càng ngày càng ngang ngược, không coi lời nói của cha mẹ nó ra gì cả. Sang Hồng Kông để làm gì cơ chứ? Muốn sang chơi sao không nói rõ.
– Biết đâu con bé có việc thật. – Bà Bảo Nhi lên tiếng.
– Em cứ nuông chiều con như thế, bảo sao con đừng hư … Luc trước cũng do em ủng hộ Bảo Ý sang Anh học. Giờ thì thấy rồi đó, học xong thì không chịu về.
– Anh phải thong thả cho con. Bảo Ý còn trẻ ham chơi, ham vui là lẽ tất nhiên.
– Em lại bênh Bảo Ý à? Em có hiểu việc chúng ta hiện tại hay không vậy? Bên anh chị Triệu Sơn cho biết, sứ khoẻ của bác Triệu Chấn không như trước nên họ hối thúc … anh
Anh đang tức chết vì Bảo ý đây này.
– Bây giờ anh có tức, có trách cũng chẳng được gì. Nếu Bảo ý thật sự muốn né tránh cuộc hôn nhân mà ba sắp đặt không chịu về thì chúng ta còn cách nào nữa chứ. Chẳng lẽ anh sang Hồng Kông tìm con bé sao?
– Cũng có thể.
– Anh …
Bà Bảo Nhi khuyên nhủ:
– Anh đừng làm cho mọi việc căng thẳng thêm. Em nghe nói Triệu Phong đi công tác cũng chưa về kia mà.
– Nhưng mà cuối tháng này, hai bên gia đình gặp nhau rồi. Anh sợ làm bác Chấn thất vọng lại ảnh hưởng đến sức khoẻ thì nguy.
– Còn đến mười ngày nữa. chúng ta nên hy vọng thôi!
– Chậc! Bọn trẻ làm cho anh đau đầu quá.
Bà Bảo Nhi hỏi chồng:
– Hôn nhân của con theo sự sắp đặt như thế, liệu có tốt không?
– Vậy theo em, sao mới là tốt? Triệu Phong là một người đàn ông chững chạc, thành đạt và có địa vị. Tất nhiên anh không dựa vào những yếu tố ấy mà đồng ý nghe theo lời ba. Anh chọn Triệu Phong bởi cậu ta có cá tính và đạo đức, rất xứng đáng để Bảo ý nương dựa cuộc đời.
– Em thấy dù Triệu Phong có tốt nhưng quan trọng là tình yêu kìa. Hai đứa chưa một lần biết mặt nhau. Em lo …
– Chúng nó cưới nhau rồi thì chúng nó sẽ có tình yêu. Đúng lý ra phải cho hai đứa tìm hiểu nhau trước khi cưới. Nhưng giờ sức khoẻ bác Chấn không cho phép kéo dài thêm nữa.
– Anh à! Anh có nghĩ đến việc cả Triệu Phong và Bảo Ý đều có người yêu không?
Ông Tuấn Minh gật đầu:
– Có.
– vậy …
– Anh không quan tâm. Bởi anh đã quyết định rồi. Anh sẽ thực hiện lời của ba lúc ông còn sống. Bảo Ý phải về làm dâu gia đình họ Triệu.
Bà bảo Nhi ngập ngừng:
– Tuấn Minh …
– Em nói đi!
– Chuyện hôn nhân của con, có điều gì đó không ổn đâu. Tuy chúng ta không thể bỏ qua lời hứa của người lớn, nhưng chúng ta cần phải nghĩ đến cảm xúc của con. Việc Bảo Ý cứ lần lựa chưa muốn trở về thì anh cũng hiểu. Con bé không chấp nhận hôn nhân định đoạt.
Ông Tuấn Minh thở dài:
– Nghĩ đến cảm súc thì được gì. Em thấy rồi đó, bác Triệu Chấn luôn miệng nhắc đến. Không lẽ chúng ta từ chối khi mà … Ôi! Anh thật là khó xử.
– Chúng ta có thể thương lượng lại. Cứ để cho bọn trẻ tìm hiểu nhau trước, nếu chúng nó là duyên nợ của nhau thì lúc đó tiến hành đám cưới cũng chưa muộn. Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình hạnh phúc mà.
Ông Tuấn Minh suy nghĩ:
– Để anh xem lại đã. Bác Triệu Chấn không chấp nhận lời đề nghị của chúng ta thì phải tiến hành thôi. Anh không biết em sao, nhưng anh thì rất có lòng tin ở Triệu Phong.
– Chàng trai như Triệu Phong, có ai từ chối được. Nhưng việc em quan tâm hơn là hạnh phúc của con. Một người đàn ông tốt nhưng không phải duyên nợ thì nói đến làm gì.
– Trước khi cho Bảo ý biết con bé có vị hôn phu, anh cũng từng nghĩ như em. Ép con có nên không? Nhưng nhớ đến lời hứa của ba, lời nhắc nhở của bác Chấn, rồi nhìn lại gia đình họ Triệu, anh chợt thấy mình cần quyết định. Anh hy vọng sự quyết định của anh sẽ không sai. Giờ em băn khoăn cho con, bổn phận làm cha, anh cũng phải có trách nhiệm chứ. Trong lòng anh luôn mong muốn Bảo Ý không từ chối Triệu Phong, để hai bên gia đình khỏi khó xử và con bé còn được một tấm chồng tốt.
Bà Bảo Nhi chia sẻ với chồng:
– Em hiểu anh, Tuấn Minh ạ.
– Cám ơn em. Vợ chồng chứng ta có một mình Bảo ý là con, nên chúng ta cần phải nghĩ cho con, có đúng không?
– Vâng.
– Vì vậy, em đừng buồn khi anh nghiêm khắc và buộc Bảo Ý thế này, thế khác. Chúng ta là cha mẹ, nhìn thấy con nên người, đó là niềm hạnh phúc. Nhưng có một điều anh vẫn chưa yên tâm về con.
– Điều gì hả anh?
– Đó là bản tính ngang bướng và cứng đầu. Lỡ sau này về làm dâu, làm vợ người ta, cứ như thế thì anh không biết nói sao.
– Tưởng gì, vấn đề đó thì anh có thể yên tâm. Bảo Ý có ngang bướng thật nhưng cũng biết lý lẽ và nghe lời lắm.
– Em gần gũi con nhiều hơn anh nên dễ dàng chỉ dạy nó. Bốn năm sống ở nước ngoài, không biết có thay đổi gì không đây. Con trai hay con gái đều làm chúng ta mệt mỏi.
Bà Bảo Nhi cười:
– Em thì không giống anh. Bảo Ý làm cho em hãnh diện nhiều hơn, vì con bé là bản sao của anh.
– Vậy ư?
– Anh không để ý à? Bản tính ngang bướng cứng đầu ở đâu ra? Cha con cũng giống hệt nhau, thế nói nhau sao được.
Bà Bảo Nhi nhắc:
– Anh còn nhớ lúc anh xin cưới em không? Ba mẹ em không đồng ý, thế là anh …
Ông Tuấn Minh liền xua tay:
– Thôi, em làm anh thấy xấu hổ rồi đây này. Chuyện thế mà cũng nhắc được.
– Không nhắc thì anh đâu biết cha con anh là bản sao của nhau. Nếu nói cho Bảo Ý nghe, con bé sẽ nghĩ sao nhỉ?
– Chắc chắn là hwon anh chwos không thua anh. Đến khi ấy, anh và em chỉ có nước là đầu hàng thôi.
Hai vợ chồng cùng cười, không khí có vẻ bớt căng thẳng đi.
Reng … reng … reng …
Tiếng chuông điện thoại reo vang, ông Tuấn Minh nhấc ống nghe:
– Alô.
– Anh Minh!
– Anh Sơn! Chuyện gì vậy anh?
– Ông già đang làm mệt, đòi gặp vợ chồng anh.
– Vâng. Tôi và bà nhà sẽ đến ngay.
– Làm phiền anh nhé!
Ông Tuấn Minh gác máy rồi quay sang vợ:
– Bác Chấn lại mệt, anh Sơn gọi điện nói bác ấy đòi gặp chúng ta. Em chuẩn bị, chúng ta sang bên ấy.
– Vâng.
– Bà Bảo Nhi đứng dậy:
– Em hy vọng bác ấy không có gì. Chung trà cháu dâu chưa được uống mà.
Hồng Kông.
Bảo ý đến đây được hai ngày. Trong hai ngày Bảo Ý đều dùng hết thời gian vào việc đi dạo, còn mua sắm chỉ là thứ yếu.
Hồng Kông chỉ được biết đến trên phim ảnh. Cô không ngờ khi chính mắt thấy, nó đẹp cả ngoài sự tưởng tượng. Nhất là vào ban đêm, Hồng Kông muôn màu muôn sắc. Bảo Ý như choáng ngộp trong một đất nước hoa lệ.
Đến Hồng Kông, Bảo Ý thấy là một quyết định đúng nhất. Cô không hối hận khi nói dối với cha mẹ là đến Hồng Kông là có việc.
Thành phố nhộn nhịp, cuộc sống sôi động làm Bảo Ý tạm thời quên đi việc mình đang trốn chạy một cuộc hôn nhân mà bản thân mình không cần đồng ý. Cô vui chơi đâu đâu cũng là tiếng nói tiếng cười.
Hồng Kông! Bảo Ý cảm thấy thích rồi đấy. Những điều thú vị và bất ngờ hai ngày qua cô đã thấy. Nếu không phải trở về để bắt đầu một cuộc sống mới, thì có lẽ cô sẽ chọn nơi đây là nơi dừng chân.
Hôm nay là ngày thứ ba, Bảo Ý nhất định đến tham quan phim trường TVB. Xem phim, cô đã từng rất hứng thú về nơi này. Cái nơi sản sinh ra bao nhiêu là phim hay, bao nhiêu là diễn viên nổi tiếng.
Bảo Ý không phải là người mê phim, nhưng phim hay của Hồng Kông thì cô không thể bỏ qua.
Với những dự định, Bảo Ý rời khỏi khách sạn, không đón tắc xi, cô muốn đi bộ để ngắm cảnh ngắm người. Lang thang hết con đường này đến con đường khác, ngang qua một shop thời trang lớn, Bảo Ý nảy sinh ra ý định. Có cơ hội tại sao không vào xem nhỉ? Nghe đến thời trang Hồng Kông cũng nổi tiếng lắm mà. Sao đây? Trông bắt mắt quá.
Bảo Ý dừng chân, cô đẩy cánh cửa kính lớn bên ngoài. rất nhiều mẫu cuốn lấy Bảo Ý ngay. nhìn vào thì cái nào cũng muốn thử cũng muốn mua cả. Bảo Ý ngứa tay lấy một cái áo đầm dây màu kem, và chui vào phòng thử quần áo.
Đang đứng trước kính ngắm ngắm nghía nghía thì bất chợt một giọng nói từ phía sau cất lên làm Bảo Ý giật mình.
– Đẹp lắm rồi, đừng ngắm nữa. Ố kính người ta hết.
– Ông là ai? – Bảo Ý quay lại, giọng Hoa rất chuẩn – Sao vào cửa hàng quần áo nữ rồi còn lén lút nhìn trộm người khác?
– Thưa cô, tôi vào bằng cửa chính nên không gọi là lén lút. Huống chi cửa hàng này không để bảng cấm đàn ông vào. Còn cô bảo tôi nhìn trộm cô à? Tôi chỉ góp ý giúp cô thôi. Với lại, ở Hồng Kông không có luật cấm ngắm nhìn phụ nữ đẹp.
– Anh...
Người đàn ông nghiêng đầu:
– Cô mặc cái áo này hợp lắm. Mua nó đi, đừng đổi ý nhé.
Bảo Ý mín môi. Trời đất ơi! Ở đâu ra một người đàn ông sỗ sàng thế này? Thật không ra gì cả.
– Anh có biết mình vô cùng bất lịch sự không?
– Khen một người con gái đẹp mà bất lịch sự ư? Vậy cô không hiểu gì hết rồi.
Bảo Ý khó chịu:
– Hiểu gì mà hiểu? Tôi không cần lời khen của ông. Về nhà mà khen vợ ông ấy.
Bảo Ý đốp chát lại, cô vừa dứt lời thì cánh cửa phòng thử đồ bên phải mở ra:
– Triệu Phong! Anh xem cái áo này được không?
Bảo Ý trố mắt, phải nói là ngạc nhiên mới đúng. Ở cái đất Hồng Kông, cô cũng có thể gặp người đồng hương ư? Hay quá!
Nhưng mà... Bảo Ý chợt nhíu mày. Triệu Phong – tên ng
Sắc Màu Hạnh Phúc Sắc Màu Hạnh Phúc - Sưu Tầm