Để leo dốc cao, cần chầm chậm trước tiên.

Shakespeare

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 405 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ạn không phải đang giận dữ với bạn bè hay người thân mà là với những đồng nghiệp? Điều này thật không tốt vì sẽ gây ảnh hưởng cho công việc của bạn cũng như những mối quan hệ khác.
1. Cho chính bạn thời gian. Nếu bạn đã sẵn sàng "nổi đóa", hãy làm bất gì bạn có thể làm, để giúp bạn bình tĩnh lại. Bạn đang bực tức trong cơ quan, hãy lịch sự xin phép mọi người để đi ra ngoài, hít một hơi thở sâu ở nơi có không khí trong lành, đi dạo một vòng đến nơi khác hoặc ghé qua thăm một đồng nghiệp ở phòng ban khác. Những sự thay đổi này tuy nhỏ, nhưng khi bạn quay trở lại, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều.
2. Không cho phép những cơn thịnh nộ. Chẳng bao giờ là thỏa đáng khi bạn quá tức giận nơi công sở. Không biết kiểm soát những cơn "lôi đình" sẽ chứng tỏ bạn không biết cách kiểm soát bản thân, non nớt trong việc xử sự với cảm xúc của chính mình.
3. Những gì xảy ra ở nhà thì chỉ xảy ra ở nhà. Đừng bao giờ đem những nỗi bực tức do gia đình đem lại vào công sở! Trong khi lái xe đi làm, bạn hãy tập bài tập thư giãn bằng cách hít thở. Nghĩ vu vơ đến những chuyện vui vẻ nào đấy. Trước khi bước vào phòng làm việc, bạn hãy nghĩ đến những niềm vui do công việc đem lại... Tất cả điều ấy sẽ giúp bạn tránh được bộ mặt "đưa đám" trước khi bắt tay vào làm việc.
4. Cho đi như thế nào sẽ được nhận lại như thế ấy. Nếu bạn muốn mọi người cư xử tốt với bạn thì trước hết bạn phải tôn trọng và lịch sự với họ.
5. "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hãy thật cẩn thận khi sử dụng những từ như "không bao giờ" hoặc "luôn luôn" để nói về chính bạn hay những người khác. Nó giống như một sự quy kết và sẽ gây khó chịu cho người nghe. Ngoài ra, "lời nói không mất tiền mua", nên dù người nghe là ai, cấp trên hay đồng nghiệp thì bạn cũng cần cẩn thận khi phát ngôn.
6. Hãy tự hỏi: "Nó có đáng không?". Khi ai đó hay điều gì đó làm bạn tức giận, bạn hãy hỏi chính mình rằng có đáng phải phát cáu lên như thế không, có đáng phải tự "rước" stress vào mình không? Nếu không đáng gì, thì tại sao lại phải giận dữ lên chứ! Cách tốt nhất là hãy để mọi việc trôi qua bằng sự "bình thường hóa" vấn đề và bằng một nụ cười.
Theo netky.blogspot.com
Kìm nén tức giận nơi công sở Kìm nén tức giận nơi công sở - Cẩm Nang Nghề Nghiệp