Love is the only satisfactory answer to the problem of human existence.

Erich Fromm

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 721 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ái trò chơi kết bạn qua thư thế mà hay. Lật lật mấy trang báo trong một buổi chiều vô vị tôi đã tìm thấy một dòng địa chỉ dễ thương với cái tên đầy bí ẩn: Cúc Tím. Bốn ngày thư đi, đến ngày thứ năm thì tôi nhận được hồi âm, nét chữ con gái tròn trĩnh và xinh xắn ngoài phong bì bằng mực tím. Ừ, "hoa cúc tím" mà lại.
Tôi mang thư ra tận đầu hành lang đọc để tránh con mắt "cú vọ" của thằng Tuấn. Nó là chúa hay tò mò và bép xép chuyện người khác. Nếu Tuấn biết, chỉ ngày mai thôi là cả lớp sẽ xúm vào trêu tôi, nào là "thanh niên" rồi mà còn viết thư kết bạn, nào là "lãng mạn dở hơi", nào là... vân vân. Lúc đó thì sẽ sao nhỉ? Chắc chắn cái "bản mặt" tôi không thể không đỏ bừng lên như... hoa mào gà.
Tôi kể với Cúc Tím đủ mọi chuyện (trừ những chuyện... không có lợi cho tôi), nào là thằng Tuấn lắm mồm, cái Hương đanh đá, đến chuyện tôi sợ môn Văn ra sao. Cúc Tím cũng vậy, duy chỉ có điều là tôi chưa biết tên thật của Cúc Tím là gì. "Tùng ạ! cứ gọi mình là Cúc Tím thôi. Mình thích cái tên đó mà." Làm sao tôi có thể không đồng ý trước những giòng thư dịu dàng như thế. Và tôi đã mất rất nhiều thì giờ để hình dung ra Cúc Tím. Sẽ là một cô bé rất dễ thương này, dứt khoát phải có răng khểnh và mái tóc thật dài. A, còn nữa, Cúc Tím của tôi (Ơ... mà không phải của tôi) hay mặc áo màu tím. Nói tóm lại, đó là một cô gái hết sức đáng yêu chứ không đanh đá và lắm lời như tụi cái Phượng, cái Mi.
Thấy tôi đều đặn mỗi tuần nhận được một lá thư. Tụi thằng Tuấn, cái Phượng đâm nghi. Chúng lẻn xuống văn phòng lấy thư, tôi đã lập tức phát khùng trước khi tụi nó xé phong bì. Có lẽ vẻ mặt tôi lúc đó vừa giận dữ, vừa tức cười nên cả lớp im bặt một lúc rồi tất cả phá lên cười ngặt nghẽo. Tôi lại mang lá thư ra góc hành lang quen thuộc đọc. Cúc Tím kể rằng thành phố Hải Phòng của Cúc Tím rất nhiều hoa phượng đỏ và những chiếc cầu xinh xắng bắc ngang sông đào, rằng Cúc Tím yêu thơ Xuân Quỳnh và thích ngồi một mình trong đêm ngửi dạ lan hương.
Tôi cũng hào hứng kể về sở thích của mình, từ việc thích ăn kem đến đá bóng. Rồi cả những ước mơ. Tôi viết cho Cúc Tím: "Tùng muốn làm bác sĩ Cúc Tím ạ, bởi vì Tùng muốn mang lại sức khỏe và niềm vui cho tất cả mọi người. Sức khỏe là cỗ xe chở kiến thức mà". (Chà! Cao thượng và văn vẻ ghê. Nhưng chẳng lẽ lại nói rằng đó là "chỉ tiêu" của bố mẹ tôi giao cho tôi ư?). Còn Cúc Tím thì viết hơi khó hiểu: "Nếu được quyền chọn lựa và mơ ước, Cúc Tím sẽ ước làm cô giáo dạy văn. Nhưng có lẽ điều đó thật khó với Cúc Tím, Tùng ạ". Tôi vốn là đứa hay đơn giản hóa mọi vấn đề nên cũng chẳng thắc mắc gì thêm. Con gái, ai cũng chẳng hay nói khiêm tốn như vậy.
Sinh nhật Cúc Tím, tôi năn nỉ cái Lan cạnh nhà ép giúp bông cúc tím vào giữa trang sổ trắng. Bàn tay "bác sĩ tương lai" của tôi đã làm dập nát bao nhiêu cành hoa trong suốt cả một buổi chiều mà vẫn chẳng thành công. Bông hoa ép xong, khô và mỏng manh nhưng vẫn giữ được sắc tím dễ thương (Con gái khéo tay ghê). Lan đòi trả công một gói kẹo bi, tôi chịu liền. Mang đi ép plastic, thế là tôi đã có trong tay tấm bưu thiếp "vô giá". Chắc hẳng Cúc Tím sẽ rất vui, tôi tưởng tượng đến nụ cười xinh xinh lấp ló chiếc răng khểnh duyên dáng (Mà có lẽ Cúc Tím sẽ trìu mến áp tấm bưu ảnh lên má cũng nên!).
Tôi gửi thư đi và hồi hộp hơn tất cả lần gửi thư trước cộng lại vì Cúc Tím hứa gửi cho tôi một tấm ảnh đặc biệt của mình và lá thư hồi âm. Có điều, Cúc Tím quy định ngày gửi thư để cả hai cùng nhận thư một lúc. Lá thư có dòng chữ: "Thứ có ảnh xin đừng gấp" của Cúc Tím đến tay, tôi mừng đến suýt nhảy dựng lên giữa lớp. Chưa lần nào Cúc Tím nói tên thật cũng như kể về hình dáng của mình: cao hay thấp, tóc dài hay ngắn... Hình ảnh Cúc Tím tìm trong đầu cũng chỉ do tôi vẽ qua tưởng tượng trong hoàn toàn.
Tựa người vào góc hành lang quen thuộc, tôi run run bóc thư, nếu Cúc Tím giống như trong tưởng tượng thì có lẽ tôi đến phải đi kiện cô Hằng vì những điểm 5 đỏ cả vở văn. Tấm ảnh được lôi ra, tôi sững cả người, ngạc nhiên và bất ngờ. Một bông Cúc Tím ép hệt như tôi đã gửi đi, có điều những cánh hoa mềm mại hơn, duyên dáng hơn. Nỗi ngạc nhiên và sự bất ngờ tạm lắng xuống nhường chỗ cho sự thú vị, tôi lật phong thư, dấu bưu điện đúng trùng ngày tôi gửi thư đi. Hôm nay, biết đâu vào giờ này, Cúc Tím cũng đang cầm trong tay lá thư của tôi và cũng ở trong tâm trạng tôi lúc này.
Hè đến, trong thư Cúc Tím gửi cho tôi có một bông phượng vĩ: "Trái tim mùa hè đây!". Cúc Tím bảo vậy. Tôi bồi hồi lật giở lại chồng thư từ đầu năm của Cúc Tím. Cả hai đã trở thành bạn thân tự bao giờ. "Tùng này, hôm nay là buổi học cuối cùng trong năm học này của Cúc Tím và đây cũng là bức thư cuối cùng Cúc Tím viết cho Tùng trước khi hạ đến. Có lẽ nghỉ hè chúng ta sẽ không liên lạc được với nhau vì hè của Cúc Tím chẳng giống hè của Tùng đâu. Năm học mới địa chỉ của trường của Cúc Tím vẫn vậy, chỉ khác đi năm là lớp 11 thì sang năm Cúc Tím lên lớp 12 như Tùng vậy". Tôi buồn buồn và thoáng chút ngạc nhiên: Tại sao Cúc Tím chẳng cho tôi địa chỉ nhà? Ừ mà có lẽ hè này Cúc Tím đi đâu xa cũng nên, trong thư của Cúc Tím chẳng viết là "hè của Cúc Tím không giống hè của Tùng" đó sao.
Tháng sáu oi nóng trôi qua chậm chạp. Bấm đốt ngón tay còn những gần hai tháng nữa mới được tới trường, tôi đâm ra oán ghét mùa hè. Biết được tâm trạng của tôi lúc này chắc bố mẹ phải ngạc nhiên như vừa nhìn thấy người sao Hỏa rơi trước của. Một chiều thứ bảy tôi đang ngồi dán diều cho thằng nhóc Sơn thì thằng Tuấn xuất hiện, nó nói cụt lủn: "Mai đi Đồ Sơn". "Với ai?" Tuấn gật gù: "Tao và cơ quan bố tao". Thôi được, tôi xếp diều vào xó cùng thằng Tuấn sang nhà thằng Huy mượn bóng. Đi tắm biển chán chết; nhưng dù sao cũng là đi du lịch, còn hơn ngồi nhà ôm cái tivi xem ba chương trình hát hò vớ vẩn.
Tuấn chạy tâng tâng trên bãi biển chán rồi năn nỉ: "Tùng, tắm tiếp đi mày". Tôi ngao ngán lắc đầu nhìn bãi biển đông người. Đoàn của cơ quan bố Tuấn toàn những ông già bà già hoặc trẻ con. Tuân ôm quả bóng quay qua quay lại, phía bên trái, một lũ trẻ con đang ồn ào giỡn nước gọi toáng lên: "Anh ơi cho em mượn bóng, anh ơi chơi bóng đi". Tuấn sà vào nhập bọn. Đóng bộ chỉnh tề, tôi lang thang lên bờ tìm một quán giải khát. Cô bé bán hàng chắc cũng trạc tuổi tôi có nước da ram nắng (Chắc dân bãi biển này?) và khuôn mặt hiền hiền ngước mắt lên: "Anh dùng gì ạ?" Tôi lơ đãng ngồi xuống và nhìn ra mặt biển: "Nước chanh". Tiếng thìa quấy nước trong cốc lanh canh bên tai, tôi mơ màng nghĩ đến Cúc Tím.
Đây là Hải Phòng, quê hương Cúc Tím. Chắc Cúc Tím hay ra bãi biển này lắm vì trong một lá thư Cúc Tím kể rằng: "Bãi biển Đồ Sơn là nơi quá quen thuộc với Cúc Tím". Vào năm học, viết thư cho Cúc Tím, nhất định tôi phải kể về chuyến đi hôm nay. Thực ra cũng chẳng có gì thú vị vì tôi đang phát ngán, nhưng điều quan trọng là mình được đến Hải Phòng thân yêu của Cúc Tím. Biết đâu, hôm nay Cúc Tím cũng có mặt trên bãi biển này. Ừ, nếu thế thì ai sẽ là Cúc Tím đây trong hàng bao nhiêu người đang giỡn sóng...
"Anh ơi, đập đá giúp em với". Tôi giật mình, bứt khỏi dòng suy nghĩ lan man. Cô bé chủ quán lúng túng chìa ra trước mặt tôi túi đá, chiếc chày gỗ nhỏ. Tôi nhìn ra cánh tay trái của cô ta hình như bị liệt nên teo lại, các ngón tay co quắp đến phát sợ. Có một tay như vậy thì bán quán làm sao được? Dường như hiểu thắc mắc của tôi, cô bé bối rối thanh minh: "Mọi hôm mẹ em bán, em chỉ phụ giúp. Nhưng hôm nay... € kìa, mẹ em ra rồi". Người đàn bà trạc hơn bốn mươi tuổi ngả nón, gương mặt cũng sạm đen: "Hải, con về chỗ chú Lân lấy thêm ít đá đi. Mẹ trông quán". Cô bé bước ra khỏi quán với chiếc túi nhỏ và dáng đi cà nhắc, lệch người đến tội. "Con gái thế kia thì ế chồng sớm. Mình sẽ không bao giờ lấy người vợ như vậy..." Tôi suýt phì cười với ý nghĩ của mình nhưng trong lòng cũng thấy thương thương cô bé.
Để có chuyện, tôi hỏi người đàn bà: "Con gái bác đấy à?" Người đàn bà vừa lau lại mặt bàn vừa trả lời rầu rầu: "Ừ, con bé đến khổ. Nó bị bệnh từ nhỏ mà cháu. Nhưng được cái ngoan và chăm lắm, giúp bác khối việc đấy". Bỗng người đàn bà lỡ tay gạt mất cuốn sách trên bàn xuống đất, tôi nhìn theo và chợt thấy lấp ló giữa những trang sách một góc tấm bưu ảnh tự làm. Linh cảm gì đó ấp đến. Tôi cúi nhanh xuống nhặt giúp cuốn sách và sững người trước tấm bưu ảnh ấy. Hoa Cúc Tím ép. Lật sau, dòng chữ trên mảnh giấy trắng: "Mừng sinh nhật Cúc Tím" còn đậm. Chữ của tôi? Tôi có bị lòa mắt không? Chắc vẻ mặt của tôi lúc đó lạ lắm nên người đàn bà hỏi: "Chắc cậu cũng thích đọc những cuốn sách này hả? Con Hải cứ suốt ngày đọc đọc và viết viết, chẳng hiểu viết cái gì mà lắm vậy". Tôi giơ bông cúc tím ép, run run: "Cái này của cô ấy hả bác?". "Ừ, nó thích hoa cúc tím lắm. Cái con bé đến lạ. Một lần nó đánh rơi quyển sách này với cái bông hoa ấy, tưởng mất, nó khóc mãi".
Tôi vờ lơ đãng lật cuốn sổ bìa xanh chữ và hồi hộp đọc. Nhật ký ư? Chẳng có ngày tháng gì hết, chỉ những chữ triền miên bằng mực tím quen thuộc, lúc đậm, lúc nhạt, lúc nghiên, lúc thẳng, có lúc lại loè nhòe: "Mình chẳng có bạn gì hết. Chẳng ai sống không có bạn bè ở lứa tuổi như mình. Nhưng biết làm sao được. Tụi bạn cùng lớp, cùng trường đúa nào cũng như lãng tránh mình, mọi quan hệ chỉ là xã giao, nhạt nhẽo và hờ hững. Mình hiểu... Mình ước ao có người bạn thực sự biết bao, để chia xẻ vui buồn và để được an ủi cảm thông. Nhưng chắc chẳng thế... Mình chỉ muốn có một người bạn ở xa, thật xa, chỉ gặp qua những lá thư thôi. Như thế chắc tình bạn đẹp hơn, thật hơn... Tùng bảo muốn biết tên thật và ảnh của mình. Không được đâu... Như thế thì mình tin chắc rằng mình sẽ mất nốt tất cả gì là niềm vui bé bỏng và tình bạn. Có ai còn muốn chơi với một con bé xấu xí và tật nguyền như mình? Họ chỉ thương hại. Không! Cúc Tím, mãi mãi mình chỉ là Cúc Tím chứ chẳng phải con bé Hải khốn khổ này"
Tôi gập vội cuốn sổ đưa trả người đàn bà và bước ra khỏi quán như người đang say sóng. Hải - Cúc Tím - trời ơi! Có một lần thằng Tuấn triết lý: "Cuộc đời là một chuỗi những bất ngờ. Không có điều gì là không thể xảy ra". Tôi đã cười vào mũi nó. Còn bay giờ?
Thằng Tuấn ngạc nhiên về thái độ lặng lẽ và ngơ ngơ của tôi nhưng rồi mải mê với những khoanh bánh mì nên nó quên mất việc gặng hỏi. Đến chiều, lúc xe sắp chạy, tôi quyết định gặp lại cô bé ban sáng lần nữa nên kéo Tuấn ra quán đó mua một phong kẹo cao su. Vẫn đdôi mắt đen láy buồn buồn như biết nói. Tôi cầm phong kẹo lôi Tuấn đi như chạy - Không! Cúc Tím của tôi mãi mãi chỉ là Cúc Tím. Xe chạy chầm chậm, bãi biển lùi xa, lùi xa dần. Từng dãy phố Hải Phòng rừng rực hoa phượng vĩ - những trái tim mùa hè đang cháy - cũng lùi xa.
"Mình sợ sẽ mất nốt niềm vui mỏng manh này" dòng nhật ký của Hải lại hiện lên. Không, tôi sẽ không bao giờ kể Cúc Tím nghe về chuyến đi hôm nay, bởi tôi cũng không muốn phá vỡ sự trong trẻo của tình bạn này. Tôi ngoái lại nhìn những tán phượng đỏ nhạt nhòa phía sau và thì thầm: Cúc Tím ơi!
Hoa Cúc Tím Hoa Cúc Tím - Sưu Tầm