An ordinary man can... surround himself with two thousand books... and thenceforward have at least one place in the world in which it is possible to be happy.

Augustine Birrell

 
 
 
 
 
Tác giả: Dung Saigon
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 5
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1393 / 16
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3 -
anh con đầu lòng thật cực. Đến gần chín giờ mà tôi vẫn đau từng cơn như thế. Bà đỡ dắt tôi vào phòng sanh, khám rồi nói:
- Mới "mở" có hai phân, sớm nhất phải chiều bà mới sanh. Tôi sẽ mời bác sĩ đến khi bà tới giờ ở cữ.
Người ta lại đưa tôi về phòng nghỉ. Vũ có vẻ bứt rứt, chàng còn công việc ở tòa báo. Tôi dục chàng cứ đi làm và nếu có gì cần tôi sẽ điện thoại cho chàng. Vũ dùng dằng nửa chịu nửa không, tôi phải dục mấy lần nữa chàng mới chịu đi. Còn lại một mình trong căn phòng tôi bỗng cảm thấy cô đơn tột độ. Tôi ao ước vô cùng sự hiện diện của một người thân bên cạnh, nhất là mẹ tôi. Trước khi đi làm Vũ nói:
- Anh sẽ ghé qua nhà báo tin, rồi lên sở nhờ bạn bè lo dùm công việc. Xong, anh trở về với em ngay.
Nhưng tôi biết Vũ không thể trở về sớm được. Và tôi cũng không mong Vũ về sớm quá. Sự nôn nóng có thể làm chàng gặp nguy hiểm xe cộ dọc đường. Vả lại, thật bất tiện cho chàng khi phải ở cạnh vợ lúc sắp sanh đẻ. Gương mặt người chồng lúc đó trông không nín được cười, tôi nghĩ vậy. Bụng tôi căng cứng và đau quặn càng lúc càng nhanh. Buổi trưa đã tới, Vũ vẫn chưa trở về. Tôi rã rời mệt mỏi, không ngăn đựơc tiếng rên rỉ thoát ra khỏi miệng và nước mắt trào ra đầm đìa. Rồi tôi bật khóc nức nở. Thỉnh thoảng cô y tá lại chạy vào thăm dò. Thấy tôi cứ cắn môi khóc, cô dỗ dành:
- Ráng chút nữa đi bà, sắp sanh rồi.
Lời dỗ dành làm tôi thêm tủi thân. Lẽ ra phải là mẹ tôi, là Vũ, hay là một người thân yêu nào nói với tôi những lời êm dịu. Suốt buổi sáng đã qua không có một người nào trong gia đình đến với tôi. Tôi sinh ra hờn giận và sẵn sàng để khóc.
Vũ trở lại bảo sanh viện cùng với mấy đứa em tôi khoảng giữa trưa. Thảo và Nam. Tôi cố gắng gượng hỏi:
- Mẹ đâu?
- Mẹ đi công việc chưa về. Em dặn Tú nói lại rồi.
Thảo trả lời. Cu Nam nhìn tôi ngẩn ngợ Chắc nó không thể tưởng tượng nổi cơn đau đớn khó chịu trong tôi đến mức nào.
Gần hai giờ, cô đỡ đưa tôi sang phòng sanh. Nhưng rồi lại trở về phòng.
- Vẫn chưa được. Mới bốn phân.
Tôi bực dọc:
- Sao lâu thế hở cô?
Cô đỡ ôn tồn:
- Sanh con so mệt lắm bà ạ. Chịu cực chút xíu đi, có con thích lắm chớ.
Vũ lăng xăng bước tới bước lui trong phòng. Hình ảnh người đàn ông khi vợ đâu đẻ ấy làm tôi nhớ mãi. Nhớ suốt đời được. Vũ lại chạy đi lo công việc. Chàng bảo:
- Anh ghé qua bên nhà anh một chút, có Thảo ở đây em cứ yên tâm.
Chàng dặn dò kỹ lưỡng hai đứa em tôi rồi ra đi. Buổi chiều dài theo bước chân chàng và càng dài hơn theo cơn đau của tôi mỗi lúc một tăng gấp rút.
Mãi bẩy giờ tối người ta mới báo tin:
- Đã mời bác sĩ tới, bà sang phòng sanh nhé.
Tôi biết giờ phút quan trọng đã đến. Bước những bước chân lê lết, tôi nhích dần sang phòng sanh. Cánh cửa đóng kín lại, mấy đứa em ngớ ngẩn bên ngoài.
Bà bác sĩ cười dỗ ngọt:
- Cô bé xinh quá, nhưng việc gì phải nhăn thế kia. Em nằm lên đi, chỉ đau một chút rồi nhẹ nhõm liền à.
Một chút của bà ta cũng phải nửa tiếng. Bỗng nhiên, tôi không còn tự chủ được nữa, gào thét như người điên và oằn oại trên chiếc giường nhỏ. Rồi tôi chợt như mê đi vì cơn đau dữ dội đến, dữ dội không thể tưởng tượng được. Và bất ngờ, bụng tôi nhẹ nhõm hẳn đi.
Tôi ngừng rên la, thở hồng hộc. Bà bác sĩ nói:
- Xong rồi.
Vài phút sau bà nắm hai chân một hình hài lạ lùng dốc ngược, dơ lên cao và vỗ đét vào mông đứa bé. Vỗ hai ba lần nó mới cất tiếng khóc oe oe thật lạ.
Bà bác sĩ cười thật tươi:
- Thích nhé, con trai.
Mí mắt tôi như rũ liệt, tôi đang nhướng lên để nhìn, khi nghe câu nói ấy bỗng xụp xuống. Thế là quá đủ. Tôi lịm vào cơn mê mệt trong niềm hãnh diện và hân hoan vừa đến.
Tiếng reo nho nhỏ của lũ nhỏ làm tôi bừng tỉnh. Thảo quay lại nói với tôi:
- Nó cười chị ạ.
Tôi nhếch môi, mắt lóe sáng. Bây giờ chỉ còn là sự mệt mỏi dìu dịu như người say thuốc ngủ. Tôi bảo:
- Nó lì lắm, bà bác sĩ vỗ mấy lần mới chịu khóc đó.
Vũ tủm tỉm:
- Hình như em la lối dữ lắm phải không?
Tôi ngơ ngác:
- Có lẽ. Em có biết gì đâu, đau muốn chết được.
- Buồn cười lắm. anh với mẹ ngồi ở bên ngoài phòng sanh, bỗng nhiên nghe tiếng la lối giống như trẻ con hò hét cãi nhau hay đùa nghịch. Thực tình anh không biết nên anh nói:
- Bọn trẻ con nhà ai láo quá, chỗ bệnh viện mà hò hét ồn ào quá thể.
Rồi anh quay sang mẹ:
- Mẹ nghe thấy không mẹ?
Mẹ phì cười:
- Vợ anh chứ ai.
Anh ngẩn tễu ra, lắng nghe thì thấy đúng là tiếng em thật.
Tôi đỏ mặt, mắng yêu:
- Đúng là đàn ông.
Và tôi hỏi:
- Mẹ đâu?
- Mẹ lại về rồi. Mẹ đem giờ sanh của cu Tý về cho ba nhờ lấy số tử vi.
Tôi gật đầu:
- Ừ, em dặn mẹ từ hôm nọ. Nó chào đời lúc mấy giờ hở anh?
- Bẩy rưỡi chiều.
Tôi mơ màng:
- Chắc giờ lành.
Vũ quả quyết:
- Giờ tốt ấy chứ.
- Sao anh biết?
- Giờ ấy còn là cuối ngày, chưa tối. Chuột lúc đó còn nghỉ ngơi không phải lo lắng kiếm ăn mà ljai rất khỏe khoắn sau một ngày nằm nghỉ.
Tôi bật cười vì lối lý luận của Vũ. Chàng cúi xuống vuốt nhè nhẹ trên trán tôi, ánh mắt đầy thương yêu và trìu mến. Tôi nói nhỏ:
- anh biết em nghĩ gì trong lúc em sắp sanh không?
Vũ dịu dàng:
- Nghĩ gì?
Tôi nói thật khẽ:
- Em sợ em... chết.
Vũ nguýt:
- Chỉ nghĩ bậy.
- Thật đấy. Em nghĩ tới anh và em sợ em chết, sợ con bơ vơ, sợ anh buồn khổ... Em sợ đủ thứ rồi em khóc òa...
Vũ cảm động. Bất chấp sự hiện diện của lũ em và cháu, chàng ôm chầm hai bên vai tôi và siết nhẹ:
- Bây giờ yên tâm rồi nhé.
Và chàng tiếp:
- Em đừng lọ Số mệnh đã định rằng hai đứa mình yêu nhau và lấy nhau thì số mệnh không khi nào lại cắt đứt hạnh phúc của chúng mình hết cả.
Tuy mệt mỏi nhưng nỗi vui sướng làm tôi không ngủ được. Tôi nhìn chồng, nhìn em, nhìn các cháu bên chồng quấn quít quanh đứa bé, nụ cười luôn luôn nở trên môi họ mà thấy lòng mãn nguyện. Chính tôi đã mang đến niềm vui ấy. Chính tôi đã chín tháng cưu mang, đã mang nặng đẻ đau một hình hài bé nhỏ và chở che một thời gian dài cho mầm sống ấy. Từ nay, vẫn là tôi, một người đàn bà yếu ớt nhưng một người mẹ mạnh vô cùng, tiếp tục nhiệm vụ thiêng liêng cao cả này. Vì bây giờ, đã thực sự, tôi là mẹ.
Tôi mỉm cười, bao nhiêu mệt mỏi hầu như tan biến mất.
Hai mẹ con ở lại bảo sanh viện mười ngày. Trong suốt thời gian đó, căn phòng nhỏ trở thành nơi hội họp của mọi người gia đình hai bên. Tôi vui sướng vì có cảm tưởng trở thành một "nhân vật" quan trọng nhưng tôi cũng mệt đừ vì tiếp khách. Mọi người đến với những lời thăm hỏi, chúc mừng cùng những túi quà đầy ắp. Vũ phải kêu lên như một lời than thở:
- Trời đất. Tủ lạnh nhà chứa đầy những giò với trứng gà. Tủ ăn thì đầy sữa bò, sữa bột. Và tủ quần áo thì đầy đồ trẻ con.
Toi cằn nhằn trong sung sướng:
- Vũ lạ ghệ Con mình được bà con cưng mới cho nhiều quà mà anh lại than..
Vũ cải chính:
- Anh đâu có than. Sướng mê đi ấy chứ lỵ. Chỉ béo bổ cho bố thằng cu, tha hồ ăn.
Tôi cười:
- Cho bõ những ngày săn sóc em vất vả nhỉ?
Những ngày tôi nằm ở đây Vũ đi làm rồi về thẳng bảo sanh viện. Mỗi ngày một bó hoa hồng nhỏ, khi thì đỏ, khi vàng, khi trắng. Mỗi bó ba bông. Vũ nói:
- Một đóa cho em, một đoá cho anh và một đóa xinh xinh cho con chúng tạ Cả gia đình tươi vui sung sướng như hoa hồng vậy nhé.
Tôi gật đầu:
- Mong được thế.
Vũ quanh quẩn suốt buổi chiều và tối cạnh tôi. Chàng chỉ về nhà lúc gần khuya, bảo sanh vịên gần đóng cửa. Tôi hỏi:
- Đêm ngủ được không?
Vũ lắc đầu:
- Không. Thiếu hơi hứơm quen thuộc của em anh trằn trọc mãi.
Tôi lườm chàng, nũng nịu:
- Xạo, chứ không phải giường rộng anh tha hồ dang chân dang tay mà ngu?
- Dang chân dang tay thì có chứ ngủ thì không, chỉ ngáy khò khò cho tới sáng thôi à.
Tôi cù vào nách chàng. Vũ luôn luôn có tật pha trò như thế. Chàng cũng sợ tôi buồn nên hay kiếm chuyện để nói, để kể. Nói hết, kể hết chuyện, chàng xoay ra kể chuyện tiếu lâm. Như lúc nẫy, Vũ làm tôi suýt chết sặc vì cười.
Đang ngồi nói chuyện tầm phào, Vũ bỗng kể:
- Ngày xưa á, có hai anh chàng tên Ba Giai với Tú Xuất á..
Nghe chàng ê a tên hai nhân vật đó tôi đã phì cười. Chuyện Ba Giai Tú Xuất thì nghe hoài không hết. Tôi nói:
- Lại chuyện gì nữa đây?
- Chuyện đỡ đẻ.
- Ai?
- Ba Giai hay Tú Xuất gì đó, một trong hai người, anh không còn nhớ rõ.
- Trời đất.
- Ừ, cứ cho là Ba Giai đi. Câu chuyện thế này, anh nhớ đại khái thôi. Một hôm Ba Giai đi ngang quán nước làng nọ, khát nước nhưng không tiền, vốn tính liều, anh chàng cứ vào gọi nước trà tươi uống phứa. Đang nghĩ cách chạy làng không trả tiền thì có một anh nhà quê hớt hả ichạy qua, bà chủ quán hỏi:
- Bác chạy đi đâu thế?
Anh nhà quê lắp bắp:
- Vợ tôi sắp đẻ nó rặn dữ lắm mà không đẻ đựơc, tôi đã chạy ngược chạy xuôi vẫn không kiếm ra cô mụ.
Bà chủ quán chưa kịp hỏi thêm thì anh nhà quê đã định chạy đi. Ba Giai vội vàng bảo:
- Kiếm cô mụ làm gì. Tôi là vua đỡ đẻ cho các bà, để tôi giúp cho.
Anh nhà quê bán tín bán nghi nhưng gặp lúc cấp bách nên đành nhận lời. Ba Giai làm bộ loay hoay móc tiền trả tiền nước - kỳ thực thì chẳng có xu nào - thấy thế, anh nhà quê sốt ruột hối hả dục:
- Thôi xin thầy để tôi trả chọ Bây giờ mời thầy về ngay kẻo không kịp mất.
Hai người vội vã về nhà. anh nhà quê dắt Ba Giao tới một gian nhà nhỏ, cửa đóng kín. Ba Giai hỏi:
- Chị ấy đâu?
- Vợ tôi ở trong đó.
Ba Giai giao hẹn:
- Trong lúc tôi đỡ anh phải đứng ngoài cấm không cho ai làm rộn. Tôi có gọi mới được phép vào.
Xong, Ba Giai đẩy cửa bước vộ Trong nhà, chị vợ anh nhà quê đang ngồi rặn è è, thấy người bước vào phòng không phải là cô mụ mà là người đàn ông thì mắc cở, cố nín rặn nên mặt đỏ tía tai. Ba Giao nhẩn nha đến trước mặt người đàn bà, rút trong túi ra viên kẹo vừa lấy ở hàng nước, buộc sợi chỉ rồi cầm dứ trước.. người đàn bà, miệng kêu:
- Ều ều.. Cu Tý ra mà ăn kẹo.
Đang tức thở vì phải nín rặn chị đàn bà trước cảnh đó cũng phải bật lên cười lớn, không nín đựơc phải rặn thật mạnh. Thế là thằng cu Tý ra đời vì viên kẹo thật.
Tôi ôm bụng nhăn nhó, Vũ hoảng hốt:
- Em làm sao thế?
Tôi cắn chặt vào vai chàng để khỏi cười sặc sụa. Những tiếng hì hì vẫn theo nhau phát ra ngoài làm tôi đau quặn ruột. Mãi lúc đó Vũ mới yên tâm và biết tôi vui vì câu chuyện chàng vừa kể. Hai đứa ngả nghiêng cười.
Một lúc tôi hỏi:
- Rồi sao nữa?
Vũ hiểu ý:
- Anh không nhớ hết nên chẳng hiểu ông thầy Ba Giai sẽ làm sao với cái mục lỉnh kỉnh sau đó. chắc là thầy gọi người nhà vào tiếp tay lo liệu. Ở nhà quê đàn bà hầu hết đều tự biết cắt nhau và săn sóc đứa trẻ khi mới ra đời.
Vũ tiếp:
- Anh chịu tài đỡ đẻ của ông thày Ba Giai này.
Vũ đứng lên diễn tả vài cử chỉ của ông vua tiếu lâm lúc đở đẻ bằng kẹo... trước mặt tôi, tôi hét lên:
- Không chơi thế đâu.
Tôi la to quá làm Vũ hoảng, ngồi lại giường. Tôi lườm chàng, kéo dài giọng nhão nhẹt:
- Nham nhở.
Vũ cười cười bỏ ra ngoài hút thuốc.
Một lúc sau Vũ trở vào chàng ngồi đọc sách ở sa lông. Tôi nằm im, lặng lẽ quan sát Vũ. Người đàn ông ấy đã ba mươi mà chưa mất dáng dấp trẻ con. Vẫn còn những nét nào đó trẻ trung, tươi mát làm cho Vũ cuốn hút người khác giới. Chàng ngồi nghiêng, lưng hơi khòm xuống vì ánh đèn không sáng lắm. Gương mặt chàng bình thản đến vô tư, nhưng trên chiếc cằm vuông lởm chởm những sợi râu thật cứng. Bận rộn ở đây với tôi nên Vũ thiếu cả thì giờ làm dáng như thường ngày.
Chàng chậm rãi lật từng trang sách, Vũ đang đọc một cuốn truyện dịch, hình như khá hấp dẫn vì tôi thấy Vũ có vẻ chăm chú. Tôi nằm nhìn chàng như vậy thật lâu.
Vũ chợt ngẩng lên nhìn tôi. Nụ cười chàng làm rực rỡ cả khuôn mặt:
- Nhìn gì anh thế?
- Em ngó xem anh có... quen không?
- Quen không?
- Không.
- Nhưng muốn làm quen nhỉ?
- Sao biết?
- Vì anh đẹp trai.
- Xí.
- Và em mê anh.
Vũ vừa nói vừa cười. Tôi ngồi dậy dựa lưng vào tường và cảm thấy hoàn toàn khỏe khoắn. Vũ đến ngồi cạnh tôi, hai vợ chồng khít vai nhau tình tứ. Tôi gọi:
- Anh này.
Vũ quay nhìn tôi, chờ đợi:
- Mai em về nhé.
- Nếu em muốn.
- Mười ngày rồi, về thôi, em nhớ nhà quá.
Vũ gật đầu:
- Anh cũng thế.
Tôi cười cười:
- Y như đi xa lâu ngày, em chỉ thèm nhìn lại căn nhà quen thuộc của chúng mình.
Vũ dí dỏm:
- Chỉ sướng con bé giúp việc. ăn rồi ngủ suốt ngày, thỉnh thoảng mới có việc để anh sai chạy vào đây với em.
- Mai em về nó tha hồ bận.
Vũ nói:
- Cũng chả bận lắm đâu. Giặt dũ đã có máy giặt. Nó chỉ lo cơm nước kỹ hơn trước một chút để em ăn cho ngon miệng.
Chàng vung tay:
- Em cứ yên tâm nằm một chỗ, để anh điều khiển việc nhà cho.
Tôi nháy mắt với chàng:
- Làm ông nội trợ hở?
Vũ gật gù:
- Ừ, làm ông nội trợ giỏi nữa là khác.
Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Tôi nhớ đến Vũ của những ngày xa xưa mà thấy thương thương chàng. Vũ của những ngày tháng tình nhân hò hẹn. Chàng lịch sự và bay bướm. Chàng khéo léo và dịu dàng. Với Vũ lúc đó, không ai tưởng tượng đựơc hình ảnh Vũ của những năm sau như thế này. Chàng biến đổi khá nhiều, trầm lặng, chững chạc và chịu đựng. Bây giờ Vũ sẵn sàng để làm tất cả, không than van, không e ngại. Chàng bỏ những đôi giầy thời trang để thường xuyên đi dép da cho tiện. Áo vẫn bỏ trong quần nhưng quần áo không còn thẳng nếp phẳng phiu như trước. Tóc không thoảng mùi nước hoa dịu ngọt mà chỉ ngan ngát hương xà phòng. Và chàng sẵn sàng ôm đồm đủ thứ cho xong công việc, không ngại ngùng mất dáng vẻ hay sợ bị nhìn ngó vu vơ.
Vũ bây giờ như vậy đó. Chàng đã thay đổi khá nhiều vì tôi và bây giờ vì đứa con đầu lòng. Chàng đã ý thức rõ rệt vai trò người bố và chàng đảm trách gọn gàng.
Tôi tìm tay Vũ, siết chặt. Không gian, thời gian và tất cả vô cùng êm ả với tôi, với chàng lúc này. Mắt nhìn mắt thấy toàn là đắm đuối.
Tôi gục đầu lên vai chàng, nghe hạnh phúc cất lên thành tiếng. Tiếng khóc dễ thương của đứa con. Nó đòi bú.
Cu Tý người nhỏ nhắn, mảnh khảnh dù rằng cả hai vợ chồng tôi ra công chìu chuộng, chăm nom. Lòng thương con vô bờ bến của bố mẹ thường là động lực mạnh mẽ thúc đẩy người ta chứng minh bằng hành động.
- Mình ăn quà, đi xinê, tiêu vặt tốn kém bao nhiêu còn được, chả lẽ lại tiếc con không cho nó ăn nổi sữa bột để phải ăn sữa bò.
Nhiều người đã nghĩ như thế, khi có đứa con đầu lòng, và chúng tôi cũng không tránh khỏi khuôn thói đó. Cho con ăn sữa bột tốn tiền thì nên lựa thứ tốt cho đáng. Bàn bạc với nhau, cuối cùng tôi và Vũ quyết định pha trộn Nido và Pelargon cho cu Tý ăn. Pelargon nhiều chất chua làm mau tiêu và Nido nhiều chất béo, rất tốt cho sự phát triển của cơ thể. Thế là Cu Tý được ăn thứ "sữa tổng hợp" ấy của hãng Nestlé.
Cũng trên tiêu chuẩn lựa chọn này chúng tôi đã săn sóc cu Tý từng chút một. Chọn toàn thứ tốt, thứ ngon, thứ đắt tiền cho con dùng, không phải vì dư tiền mà vì lòng thương con và để khỏi phải áy náy, ân hận với mình. Để có thêm tiền cho các khoản chi phí, Vũ kiếm thêm việc làm tại vài nhà xuất bản buổi chiều. Hai vợ chồng tôi lại phải xa nhau thêm một khoảng dài trong ngày vì hạnh phúc gia đình, vì sự hiện diện của một đời sống mới giữa chúng tôi.
Ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi. Các cụ xưa dạy thế. Mà đúng thật. Cu Tý này bò thật giỏi và đã vịn giường đứng lên.
Dưới bóng Ngọc Lan, mỗi buổi tối Vũ đem chiếc ghế bố nhỏ ra ngồi đùa nghịch với con. Tôi ngồi bên cạnh nhìn hai bố con cười nắc nẻ mà thấy mình thật đầy đủ, thật sung sướng. trong bầu không khí mát lạnh của đêm và thơm ngát hương Ngọc Lan, tiếng reo vui của cu Tý nghe như tiếng chào mời hứa hẹn của cuộc đời về một tương lai tốt đẹp dành cho vợ chồng tôi.
Tôi nhìn Vũ, thằng bé ngồi trên đôi vai rắn chắc của chàng, hai tay cu Tý quờ quạng nắm chặt tóc bố. Vũ nhún nhẩy trên ghế bố kêu cót két. Tôi mắng yêu:
- Khéo không hai bố con làm sập cả ghế bây giờ.
Vũ kêu:
- Con nắm tóc bố đau quá.
Tôi nghe ấm lòng. Những tiếng xưng hô bây giờ nghe đã ngọt, đã ngon hơn kẹo, hơn đường. Không còn chút gì ngượng ngùng bỡ ngỡ như buổi đầu làm cha làm mẹ. Tôi nhào tới, vồ lấy thằng bé trên vai Vũ:
- Thôi, trả cu Tý cho tôi đây, cu Tý theo mẹ phải không con. Cú Tý yêu mẹ, yêu bố nè, phải không con.
Vừa nựng, tôi vừa hôn tíu tít lên mặt lên người thằng bé. Chỗ nào cũng mịn màng, chỗ nào cũng thơm cả, dù rằng cu Tý vừa mới đái dầm. Cu Tý cười sằng sặc, hai tay vung lên rối rít để xô đẩy tôi ra.
Vài giọt mưa lác đác rớt xuống. Tôi hốt hoảng:
- Mưa rồi, vào nhà đi anh.
Khi Vũ mang được chiếc ghế bố vào nhà, cơn mưa đổ xuống ầm ầm. Trời Sài Gòn thật lạ, thay đổi nhanh như lật bàn taỵ Trước đó năm phút khó có thể nghĩ là trời mưa được.
Vì trời mua cả nhà đi ngủ sớm. Trong phòng bên cạnh con bé giúp việc cũng lục đục sửa soạn chỗ nằm. Tôi và Vũ rất hài lòng về con bé này và luôn luôn ca tụng tài chọn người của mẹ tôi. Con bé tươi, thật thà, sạch sẽ và ít nói. Điều làm tôi vừa ý nhất là nó rất thương cu Tý, chơi với em nhẹ nhàng và không đánh lén khi đứa bé quấy khóc dỗ dành khó khăn.
- Kiếm được một con bé giúp việc như con Lang nhà mình thật khó.
Vũ thường nói thế với tôi. Tôi gọi vọng sang, theo thói quen:
- Sáng mai nhớ đun nước pha sữa cho em nhé Lang.
Con bé dạ thật ngoan. Vũ cười khẽ:
- Nghe cứ như công chúa gọi con hầu trong cải lương.
Tôi nhéo Vũ một cái thật đau. Cơn mưa nhẹ hạt dần và làm trời trở lạnh. Tôi buông màn và Vũ bật đèn ngủ. Cu Tý đã quen với cảnh này, nằm ôm gối giữa chiếc giường nhỏ dành riêng cho nó. Tôi tội nghiệp:
- Hay cho Sơn sang ngủ chung đi anh. Trời mưa ngủ một mình sợ nó lạnh.
Vũ gật đầu:
- Ừ.
Chàng bế cu Tý sang giường. Thằng bé ngậm núm vú cao su, có vẻ buồn ngủ. Vũ ngồi dựa vào tường, đặt con nằm gọn trong lòng. Cu Tý nằm im một chút đã thiu thiu ngủ.
Tôi nằm co quắp dưới chân Vũ, ôm chặt chiếc gối ôm dài nhìn chàng đăm đăm. Trong ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ngủ mầu xanh nhạt, mắt Vũ mơ màng. Tay chàng vuốt ve nhè nhẹ trên tóc con trai đầu lòng và chàng nói, giọng buồn buồn:
- Hình ảnh này gợi anh nhớ về ngày còn nhỏ khi anh còn ở trong vòng tay ôm của mẹ, của chạ Những buổi tối anh cũng đã thiếp vào giấc ngủ dưới bàn tay trìu mến của ba mẹ như thế này. Anh hồi tưởng lại từng săn sóc nhỏ nhoi của các đấng sinh thành với anh và chợt thấy thèm muốn được hưởng lại ân sủng đó. Đã có một hôm mẹ anh tập cho anh chập chững những bước đi đầu tiên, đã có lần ba anh dạy anh ê a những chữ đầu của hai mươi bốn chữ cái trong bài học khai tâm.
Vũ nhấc bổng cu Tý trên tay, hôn lên má con thật nhẹ nhàng biểu lộ tình thương yêu dạt dào. Rồi chàng đặt nó xuống giường, đắp ngang bụng con bằng tấm khăn lông dầy, trắng. Chàng tiếp:
- Bây giờ lớn anh mới hiểu rõ được ý nghĩa thương yêu trong muôn vàng cử chỉ săn sóc đó của cha mẹ. Nhất là lúc có vợ, có con lại càng thấm thía biết bao. Càng thương cha mẹ vô chừng.
Giọng Vũ thật buồn:
- Biết thương, biết yêu thì cha mẹ đã quá già, không còn cần gì đến mình. Các cụ chỉ muốn sống lặng lẽ an nhàn cho qua ngày đoạn tháng lúc gần đất xa trời. Buồn ghê.
Tôi cảm động:
- Sao anh không bầy tỏ tình cảm bằng những săn sóc nhỏ nhoi thôi, nhưng bộc lộ được cả tấm lòng mình?
- Có chứ, anh đã làm và vẫn làm. Theo anh, một người con muốn khỏi hối hận một lần nào đó trong đời mình thì phải làm ngay những gì nên làm để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ từ lúc cha mẹ còn khỏe mạnh, còn vui sống. Chính trong tuổi vui sống đó cha mẹ mình sẽ mở rộng tấm lòng để đón nhận tình thương yêu của con cái trao dâng.
Vũ ngừng nói. Tôi nằm im nghe lòng mình thổn thức. Quả thực khi còn trẻ mấy ai nghĩ tới chuyện báo hiếu cha mẹ. Đến có tuổi, con đàn cháu đống, nhìn thấy chúng thờ ơ với mình đâm ra hờn tủi và hối hận không đáp được công ơn cha mẹ trong muôn một.
Tôi đã làm được gì để bày tỏ tình thương của con cái đối với ba mẹ tôi? Tôi sẽ làm gì ngay ngày mai, để đêm nay không bứt rứt? Vũ đưa tôi ra khỏi băn khoăn ấy:
- Ngày mai thứ ba anh nghỉ, vợ chồng mình đưa cu Tý về thăm cả hai bên nội, ngoại nhé Mỵ?
Tôi gật gật đầu, nước mắt ứa ra. Một ngày nào đó khi con tôi lớn khôn tôi sẽ mừng biết mấy khi nó chăm chỉ trở về bên tôi, nép dưới cánh tay tôi và bầy tỏ lòng thương yêu của nó. Nó vẫn cần tôi. Nhưng chắc chắn tôi sẽ khóc, sẽ hờn tủi vô cùng nếu con tôi hờ hững tìm vui ở bên ngoài, đẩy cha mẹ lùi dần vào lãng quên và mỏi mòn của tuổi già. Chưa gì tôi đã thấy tủi thân, bật khóc. Tôi nức nở trong ý nghĩ ấy và giận hờn vu vợ Vũ ngạc nhiên:
- Sao em khóc?
- Em buồn cu Tý.
- Hay nhỉ?
- Mai mốt nó lớn em sợ nó sẽ ham chơi bỏ em thui thủi ở nhà.
Vũ bật cười, chàng nằm xuống bên tôi:
- Khéo lo xạ Còn bao nhiêu năm nữa.
Tôi lè nhè:
- Thời gian qua nhanh lắm, chả mấy chốc anh với em đều già hết cả.
Vũ thở ra:
- Luật tạo hóa mà Mỵ. Hãy nhìn gương can đảm của ba mẹ mình mà tập sẵn tính can đảm để chịu đựng sự nghiệt ngã của tương lai.
Tôi lặng im, thấy những ngày sắp tới lần lượt theo nhau trong bóng tối.
Tú đến chơi buổi trưa. Con bé thật diện. Tôi hỏi:
- Đi đâu mà "láng coóng" thế?
Tú cười nhỏn nhoẻn:
- Đến thăm chị chứ đi đâu.
Tôi nghi ngờ:
- Khó tin Tú quá.
- Em nói thật mà.
Tôi ngắm nghía con bé:
- Mày khác hẳn ngày thường. Xinh ra, đẹp ra, phơn phớn ra.
Tú kêu lên:
- Thôi thôi xin Mỵ. Khiếp quá, khen gì như mưa ào ào vậy?
Tôi cười cười:
- Biết điều thì khai thật đi tao tha cho.
Tú thẹn thùng:
- Không có gì thật mà.
Tú theo tôi vào trong, con bé giúp việc đang đùa với cu Tý bên giường. Thằng bé toét miệng cười khi thấy người quen.
Tú nhấc bổng cháu lên, hôn hít:
- Cu Tý đi giỏi chưa?
Tôi gật đầu:
- Như gió, cái đầu đi trước cái chân bước sau nên ú trán hoài à.
Cả nhà cùng cười. Tú đặt cu Tý xuống đất, dỗ dành:
- nào Sơn bước đi thật giỏi cho dì xem nào.
Cu Tý bước đi chập choạng như lao tới Tú. Thằng bé lại bị nhấc bổng lên và hai dì cháu cười nắc nẻ.
Tú chợt nói khẽ:
- Chiều nay cho em ăn cơm ở đây nhé. Xin phép ba mẹ đến đây chơi, tối mới về.
Tôi nheo mắt:
- Tao không tin mày nhớ tao mầy đến thăm.
Tú cười cười quay đi:
- Tới rủ Mỵ đi chơi.
- Chỉ hai chị em?
- Cả anh Vũ nữa chứ.
- đi đâu? Ai bao?
Tú tủm tỉm:
- Có thân chủ mời mà.
Tôi reo lên:
- Có thế chứ, úp mở mãi. Tên Bắc phải không?
Tú gật đầu nhè nhẹ. Má Tú ửng hồng và thật sáng. Nhìn Tú tôi nhớ đến tôi của một thời con gái.
- Bắc về đấy à?
- Dạ.
Con bé lại còn biết dạ ngoan nữa. Thường ngày chị em ừ ào loạn cả lên. Tình yêu quả cũng có lợi cho phương diện lễ phép. Trước người tình, người ta trở thành ngoan ngoãn và lễ phép dễ sợ luôn.
Vũ đi làm từ lúc hơn 2 giờ và trở về sớm nhất cũng phải năm giờ. Tôi lấy cho Tú bộ đồ ngủ để thaỵ Nhìn Tú gọn gàng, xinh xắn và căng tròn tuổi trẻ tôi thấy hơi buồn buồn. Lấy chồng, có con, mặc nhiên tôi bị dồn ép vào một xã hội khác không còn dính líu gì tới thế giới của tuổi trẻ và vui sống. Thêm một vài năm qua, thêm một vài đứa con, tôi dần dần cằn cỗi đi và chả mấy chốc biến thành mẹ mướp.
Hai chị em nằm dài trên giường. Cu Tý leo lên leo xuống nghịch ngợm. Nó đã leo quen nên tôi không còn thót tim vì sợ như buổi đầu. Tôi nói cho Tú nghe những lo âu của tôi, Tú gạt đi:
- Lo làm gì cho mau già.
- Thì vì sợ già tao mới lo.
- tin Tú đi. Chị trẻ lâu mà, Tú biết, bạn bè em đều nói chị Mỵ lấy chồng mấy năm rồi lại có con mà ai cũng tưởng là con gái. Tụi nó nói Mỵ trẻ lâu.
Lúc nào Tú cũng thế. Biết làm người khác hài lòng một cách khéo léo, nhất là với những người mà Tú thương yêu. Tuy nhiên tôi cũng nhận là Tú nói có phần đúng, tôi cũng thấy thời gian là bạn với tôi, hay ít ra thời gian không tàn nhẫn với tôi bằng với những kẻ khác. Chính những bạn bè Vũ cũng có ý nghĩ như vậy về tôi. Họ là những người bạn thân của Vũ, tuy tế nhị nhưng rất thẳng. Gia đình tôi được tăng thêm phần vui tươi hạnh phúc nhờ sự góp mặt của những người bạn đó trong cuộc sống của hai đứa. Họ là những thượng khách suốt tuần.
Tú gác một chân lên thành giường. Cặp đùi dài, thon nhỏ hằn lên đường nét dưới lớp lụa mềm. Tôi thoáng chút so sánh giữa hai chị em và thấy mình vẫn còn có quyền hãnh diện.
Tú nói:
- Buổi chiều khoảng sáu giờ ông Bắc đến.
Tôi mỉm cười. Tú vẫn còn thẹn thùng khi nhắc đến Bắc, chỉ gọi bằng tiếng ông xa lạ.
- Sao hôm nay bỗng dưng có nhã ý vậy?
- Thì... lâu lâu đến rủ Mỵ đi chơi.
Tú cười, bạo dạn hơn:
- Từ ngày Mỵ sanh đến nay Tú mới có dịp rủ đi chơi thế này.
- Xạo, tao với mày đi cả chục lần rồi.
- Không phải thế. Đó là những lần đi vớ vẩn, tiện đâu rủ đó. Lần này mới đúng nghĩa một cuộc đi chơi được mời và sửa soạn cẩn thận.
Tú nháy mắt với tôi:
- Hôm nay Mỵ phải thật diện nhé, cho thiên hạ lé luôn.
Tôi lắc đầu:
- Thôi Tú ơi. Tao đã có chồng có con rồi còn dịên với ai.
Tú phản đối:
- Mỵ nói thế em không chịu. Có chồng vẫn có quyền ăn diện chứ. Có chồng lại phải càng chưng diện hơn là khác để chồng mê mệt khỏi đi đá lông nheo thiên hạ.
Tôi xoa tay lên trán, không một nếp nhăn, dù là ở đôi mắt:
- Nhưng ông Vũ nhà tao đáng tin cậy lắm mà.
- Biết đâu đó. Anh Vũ đàng hoàng nhưng anh ấy cũng biết hãnh diện với thiên hạ khi vợ mình trông... hết xẩy chứ.
Tôi gật đầu:
- Ừ thì nghe lời mày, tao sẽ dịên một tí vậy.
- Diện thả dàn chứ không phải một tý. Đây này mốt mới bây giờ...
Tú kể cho tôi nghe một lô thời trang mốt mới. Tôi ngỡ ngàng một chút vì thấy mình sắp trở thành lỗi thời. Ngày còn con gái tôi không bao giờ chịu thua chị em bạn bè về ăn mặc, mốt nọ mốt kia. Bây giờ chỉ còn có Tú, có Thảo đua nhau, chị Mỹ cũng dần dần bỏ cuộc.
tôi nói:
- Hôm nào tao phải đi may một lô đồ mới để mặc mới được.
Nói thế nhưng tôi biết sẽ không bao giờ tôi làm thế. Những đồng tiền hoang phí đã hết rồi. Bây giờ là tiền gạo, tiền sữa tiền mua sắm cho chồng cho con. Tôi đã quên tôi một phần nào.
Tú reo vui:
- Ừ, hôm nào đi may đi. Em sẽ đến rủ Mỵ đi nhé.
Tôi nhè nhẹ gật đầu. Hai chị em nằm tỉ tê đủ chuyện lỉnh kỉnh. Một lúc, tự nhiên tôi lại nhớ đến chuyện của Tú với Bắc.
tôi nhìn em trìu mến:
- Chuyện của Tú với Bắc thế nào?
Câu hỏi có vẻ khó hiểu. Tú ấp úng:
- Vẫn.. thường.
- Có cần chị giúp gì không?
Tú cười e thẹn:
- Chắc.. có ạ.
Tôi thân mật;
- Thực ra Tú đã suy xét kỹ về tình cảm của Tú chưa?
Tú gật đầu. Tôi chờ đợi. Tú khe khẽ:
- Em yêu Bắc thật.
Tôi làm ra vẻ tự nhiên:
- Ừ. Còn Bắc thì sao?
- Anh ấy muốn.. cưới em.
Tôi cười ròn rã. Con bé có vẻ khéo léo dữ.
Tôi đoán Tú và Bắc hẹn nhau đến đây không ngoài chuyện này.
Tôi hỏi:
- Gia đình Bắc thế nào?
- Anh ấy là con út, hai người anh và người chị đều đã lập gia đình cả. Ông bà cụ Ở bên Gia Định, nhà có cửa hàng đại lý trà.
- Khá không?
- Cũng tạm.
- Tú đến lần nào chưa?
Má Tú ửng hồng:
- Có, một vài tuần một lần. Em thường ngồi trông cửa hàng với bà cụ.
Tôi lại cười. Một con nhỏ ưa náo động, ăn chơi như Tú mà lại chịu ngồi bán hàng cho gia đình bạn trai thì chắc chắn gia đình đó đã lôi cuốn Tú đến thế nào rồi. Bắc đã "trị" được Tú, đúng như vũ nói.
- Tú thành cô hàng "chè" hở?
Tú cười theo, không nói. Tôi tiếp:
- Lúc đó Bắc làm gì?
- cũng bán hàng.
- Ngoan nhỉ.
Tú chớp mắt:
- Bắc có hiếu lắm chị. Gia đình ấy cổ kính gia giáo phát sợ luôn.
- Vậy mà cô Tú híppy lọt vào được?
- Lại còn được cưng nữa mới loạn chứ.
Tôi gật gù:
- Ăn thua là ở Bắc, ngay từ lúc đầu đưa Tú về thăm gia đình.
- Hôm đó em mặc áo dài, không đánh phấn tô son. Bắc chịu lắm.
Tú nhí nhảnh:
- Mà ông bà cụ hiền lắm Mỵ Ơi. Bà cụ gọi ngay em bằng con và lúc về cho em.. mấy gói trà.
Hai chị em cười ngất ngự Không phải cười chế giễu mà cười vui vì sự thực thà giản dị của những tâm hồn cổ xưa. các cụ thì lúc nào cũng thế. Không cần nhiều, không cần đắt tiền. không cần giá trị lắm. Chỉ một chút quà nho nhỏ kèm theo cả một tấm lòng là quý hóa nhất rồi.
Êm Ả Một Đời Êm Ả Một Đời - Dung Saigon