When you reread a classic you do not see more in the book than you did before; you see more in you than was there before.

Clifton Fadiman

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 298 / 4
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ạn đã tốt nghiệp đại học (hay sắp tốt nghiệp đại học) tuy nhiên bạn hiện vẫn chưa biết phải làm gì - đây cũng chính là tâm trạng chung của nhiều sinh viên mới ra trường khi nhận ra quãng đời đại học đã chấm dứt trong khi vẫn chưa tìm được lời giải đáp cho định hướng về tương lai trước mắt.
1. Suy nghĩ về bản thân
Điểm tốt nhất để bắt đầu tìm hiểu về nghề nghiệp chính là bản thân bạn. Nếu bạn không biết mình thích làm gì, hãy nghĩ về những việc mình không thích làm- bạn không thích tính toán, vậy đứng quan tâm đến các ngành ngân hàng, kế toán và tài chính. Bạn không thích độ cao, đừng nghĩ đến ngành xây dựng…
Hãy liệt kê ra các công việc mà bạn thành thạo:
· Bạn thích trở thành người lãnh đạo hay làm việc theo sự hướng dẫn của người khác?
· Bạn thích làm việc tập thể hay cá nhân?
· Bạn thích làm công việc giao tiếp nhiều hay vận động nhiều? Bạn thích làm việc tại văn phòng hay đi đây đó?
· Bạn thích ngoài trong văn phòng cả ngày hay thích một công việc năng động?
· Bạn có ngại làm việc nhiều giờ không, bạn có nghĩ chất lượng cuộc sống quan trọng hơn sự phát triển nghề nghiệp không ?
2. Bằng cấp
Bằng cấp hiển nhiên là một cơ sở để bắt đầu định hướng nghề nghiệp. Nếu bạn là cử nhân quản trị kinh doanh, bạn có thể tìm các vị trí quản lý dành cho người mới tốt nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn không thích ngành này, bạn muốn làm một công việc khách hẳn. Việc này không là vấn đề gì. Bằng cấp của bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể giúp bạn linh hoạt trong các chọn lựa.
Trong khi một vài nhà tuyển dụng tìm kiếm các ứng viên theo một ngành nghề nhất định, số còn lại chỉ yêu cầu tốt nghiệp đại học. Ví dụ, bạn có thể nộp đơn cho công việc tài chính dù bạn không tốt nghiệp ngành tài chính. Nếu bạn muốn dấn thân vào ngành nghề mình không có chuyên môn, bạn nên tham dự các khóa học ngắn hạn hay học tiếp văn bằng 2.
3. Hãy nghĩ đến điều bạn muốn làm
Bạn quan tâm đến ngành nghề nào? Bạn muốn làm việc trong ngành y tế? kỹ sư? Dược? hay công việc từ thiện.
Hãy xem lướt qua các thông tin tuyển dụng trên báo hay trên mạng để tìm kiếm công việc mà bạn quan tâm. Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ chuyên môn- bạn chỉ đang thu nhặt các ý tưởng thôi.
Gọi điện hỏi thăm công việc của bạn bè, người thân, họ có ý kiến gì về công việc bạn đang làm không? Bạn cần bỏ thời gian để suy nghĩ thật thận trọng. Hấu hết các sinh viên tốt nghiệp đều vội vã bắt đầu công việc đầu tiên, tuy nhiên hiếm khi là công việc lâu dài.
4. Thực tế
Bạn muốn một công việc được trả lương cao, nhiều chính sách trợ cấp, thời gian linh hoạt và không căng thẳng. Hãy thực tế!! Bạn muốn mọi thứ, tuy nhiên bạn chỉ có thể có một số thôi.
Các công việc trong ngành như truyền thông, báo chí hay tạo mẫu rất thú vị nhưng không được trả lương cao khi mới bắt đầu. Bạn phải làm việc chăm chỉ để được trả lương cao.
Tuy nhiên cũng có một số công việc đòi hỏi sự chăm chỉ và nhiều thời gian nhưng tiền lương không cao đó là nghề y tá, điều dưỡng và công tác từ thiện.
Hãy thực tế khi nghĩ về những điều mà một nghề nghiệp nào đó có thể mang lại cho bạn. Nếu bạn không biết, hãy tìm kiếm trên mạng.
5. Tìm hiểu, tìm hiểu & tìm hiểu
Chăm chỉ là yếu tố bắt buộc đối với bất kỳ công việc nào. Nếu bạn không biết phải làm gì, hãy quan sát cuộc sống xung quanh, lên mạng, đọc sách báo hay các tạp chính. Bạn sẽ tìm thấy những lời khuyên cũng như các kinh nghiệm hữu ích cho bản thân.
6. Hãy nhớ rằng- Bạn là một cá nhân
Cách duy nhất để biết được nghề nào thích hợp là hãy nghĩ về bản thân bạn. Không ai có thể dạy bạn làm điều này, bạn cũng không thể làm theo bạn bè . Bạn có thể sẽ từ bỏ một công việc không thích hợp. Vì thế, hãy chọn lựa và tìm thấy một nghề nghiệp lý tưởng cho đời mình.
HRVietnam
Công việc nào thích hợp với bạn? Công việc nào thích hợp với bạn? - Cẩm Nang Nghề Nghiệp