Reading means borrowing.

Georg Christoph Lichtenberg, Aphorisms

 
 
 
 
 
Tác giả: David Zierler
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1188 / 26
Cập nhật: 2017-09-08 16:30:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Về Chất Hủy Diệt Sinh Thái
ừ chiến tranh giữa các thành bang thời cổ đại tới căng thẳng giữa Palestin và Israel ngày nay, binh lính luôn lên án sự hung bạo của đối phương. Đó là một hình thức tuyên truyền đặc biệt - kết tội đối phương đã vượt quá giới hạn “chuẩn”, khi mà sức mạnh vũ khí vượt quá mục tiêu cả hai bên khi tham chiến.
Cụm từ này trong tiếng La Tinh là “jus in bello”, có nghĩa là công bằng trong chiến tranh. Vi phạm nguyên tắc công bằng này đồng nghĩa với gây ra hoặc bị cáo buộc là gây ra tội ác chiến tranh. Khái niệm “Chiến tranh công bằng” xuất hiện từ thế kỷ 18 tại châu Âu, là sản phẩm của hệ thống quốc tế hiện đại, và ngay sau thế chiến thứ II, các quy tắc của nó đã trở thành tiêu điểm tại các phiên tòa Nuremberg (một loạt các phiên tòa tại thành phố Nuremberg xét xử các cá nhân và tổ chức của chế độ Đức Quốc Xã bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh - chú thích của biên tập).
Trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam, một nhóm các nhà khoa học đã đặt ra và truyền bá khái niệm “Chất hủy diệt sinh thái” (Ecocide) để phản đối tác động hủy diệt môi trường cũng như hiểm họa tiềm tàng với sức khỏe con người từ chương trình chiến tranh diệt cỏ mang tên chiến dịch Ranch Hand. Trong suốt chuỗi tranh biện kéo dài về tội ác chiến tranh, các nhà khoa học đã vận dụng trò “lá mặt lá trái” một cách độc đáo: Họ kết tội chính phủ của chính mình, sau đó đã gây sức ép buộc chính phủ luật hóa việc không sử dụng thuốc diệt cỏ trước các cuộc chiến tranh trong tương lai.
Phong trào chống chất hủy diệt sinh thái làm bùng lên làn sóng quan tâm từ nhiều nhóm xã hội: các nhà nghiên cứu lý luận, nhóm đấu tranh cấp tiến, và các nhà hoạt động môi trường. Chất hủy diệt sinh thái là một trong nhiều khía cạnh cho thấy cuộc chiến tại Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế. Bất cứ ai cũng vận dụng được lý lẽ này; ví dụ, năm 1967, trong Tuyên ngôn độc lập từ chiến tranh ở Việt Nam, Martin Luther King Jr. đã đưa ra luận điểm rằng sự phân biệt chủng tộc ở quê hương ông và chiến tranh Đông Dương là hai điều phi pháp đi đôi với nhau. Cũng vào năm đó, John H Messing, một sinh viên luật của đại học Standford, trở thành một trong những người Mỹ đầu tiên tiến hành phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ theo các tiêu chuẩn chặt chẽ của các điều ước quốc tế. Lần theo cuộc tranh luận gay gắt được truyền hình tại SCFR năm 1966 về tính pháp lý của chiến tranh, Messing cũng không thể tìm thấy cơ sở hợp pháp nào để bào chữa cho việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nhưng câu hỏi mà các nhóm phản chiến bận tâm nhất trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam không phải là “chiến tranh có bất hợp pháp hay không”, mà là “chiến tranh bất hợp pháp như thế nào”.
Nghĩa là, để lật ngược toàn bộ hệ thống lý do Mỹ viện ra khi can thiệp vào Việt Nam, ta cần có cái nhìn lý trí, không bị cuốn theo thực tế hàng ngày của cuộc chiến. Cũng theo cách đó, việc lên án rộng rãi cuộc chiến này như một tội ác rõ ràng là bước đệm tạo điều kiện cho nhóm phản chiến lên án tính bất hợp pháp của các chiến thuật cụ thể.
Mối quan hệ giữa hành động tàn bạo cụ thể và tính hợp pháp của toàn cuộc chiến tranh mới chỉ được ngầm hiểu, hoặc không được nhìn nhận đầy đủ. Nói cách khác, những người phản đối chiến tranh vẫn tin rằng chiến tranh là phi pháp, nhưng đó không phải là điều duy nhất thúc đẩy họ hành động. Nhưng để chính phủ một nước chịu bãi bỏ hành động của họ, thì những người phản đối phải có mối ác cảm sâu sắc và mãnh liệt hơn nữa với bất cứ chiến lược chiến tranh nào mà các quân đội Mỹ áp dụng ở Đông Dương. Cuối cùng, vào những năm cuối cuộc chiến tranh, phong trào phản đối đã trở nên thực tế hơn khi nhóm phản chiến lên án một loạt những hành động cụ thể của quân đội Mỹ tại Việt Nam là tội ác chiến tranh.
Vào tháng Hai năm 1970, một hội thảo mang tên “Tội ác chiến tranh và lương tâm người Mỹ” đã thu hút sự tham gia của hàng chục học giả người Mỹ. Họ đã cùng nhau nghiên cứu về tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam một cách toàn diện. Trong số những người tham dự có Arthur W. Galston, một nhà thực vật học đồng thời là Trưởng khoa Thực vật học tại đại học Yale (hình 2). Chính trong hội thảo này, Galson đã sáng tạo ra thuật ngữ “chất hủy diệt sinh thái”, đây là kết tinh bốn năm trời nghiên cứu về thuốc diệt cỏ và nỗ lực chấm dứt chiến dịch Ranch Hand của ông. Năm 1966, Galson trở thành một trong những nhà khoa học đầu tiên lên tiếng về những tác hại tới môi trường và sức khỏe con người từ chương trình chiến tranh diệt cỏ tại Việt Nam. Chiến thuật khai quang và phá hủy mùa màng được thực hiện từ năm 1961 như một phần không thể thiếu trong hoạt động đàn áp của Mỹ trên khắp miền Nam Việt Nam cũng như vùng giáp ranh với Lào và Campuchia. Thuốc diệt cỏ được dùng với mục đích triệt nguồn thức ăn và cây cối che chắn, cho quân du kích bảo vệ lính Mỹ khỏi những cuộc đột kích và phá hủy bất cứ khu vực trồng trọt nào bị nghi ngờ nằm dưới sự kiểm soát của Việt Cộng.
H2
Năm 1966, chiến dịch Ranch Hand phát triển cuộc chiến tranh hóa học chưa từng thấy từ thế chiến thứ I. Tính đến cuối thập kỷ, lính Ranch Hand đã rải khoảng hai mươi triệu ga-lông Chất độc da cam và các thuốc diệt cỏ khác trên khắp khu vực có diện tích tương đương bang Massachusetts tại miền Nam Việt Nam. Vào đầu năm 1970, khi có dấu hiệu cho thấy chương trình diệt cỏ sắp kết thúc, thì các nhà khoa học mới bắt đầu tìm hiểu về thiệt hại sinh thái tại những đầm đước ven biển, ruộng lúa, đất trồng trọt hay rừng rậm ở khu vực chiến trường miền Nam. Cùng lúc đó, các báo cáo bước đầu cho thấy rằng chất 2,4, 5 -T, vốn chiếm 50% trong Chất độc da cam, được chứng minh là tác nhân gây đột biến và có khả năng gây ra ung thư ở chuột thí nghiệm.
Nhưng Galson và các đồng nghiệp có chung quan điểm với ông không chỉ cảnh báo về sự tàn phá môi trường trên diện rộng và có chủ đích của quân đội Mỹ, cũng như khả năng Mỹ đã khiến hàng triệu người - bao gồm cả lính Mỹ - phơi nhiễm với hóa chất có khả năng gây ung thư. Các nhà khoa học còn hình dung về hệ sinh thái lệch lạc và bệnh dịch mà những cuộc chiến trong tương lai sẽ gây ra khi mà vũ khí hóa học phức tạp hơn và phương thức tiến hành chiến tranh sinh thái tiên tiến hơn.
Theo như Galson hiểu thì từ đầu chương trình Ranch Hand, tất cả binh lính ở mọi cấp bậc có trải nghiệm thực địa về giá trị chiến thuật và chính trị của chiến tranh diệt cỏ đều có những bản báo cáo đánh giá từ chiến trường ca ngợi những ưu điểm của nó. Những bản báo cáo đó đã thuyết phục các quan chức ở Lầu Năm Góc thêm chiến tranh diệt cỏ vào kế hoạch dự phòng nhằm đối phó với những cuộc xung đột mà Mỹ có thể vấp phải sự chống trả. Trong suốt các nhiệm kỳ của tổng thống John F.Kennedy, Lyndon B Johnson và Richard M.Nixon, các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự đã quả quyết với những người ủng hộ chiến dịch khai quang trong quân đội rằng Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ việc sử dụng chất diệt cỏ, bất chấp nó có thể gây ra chiến tranh hóa học và bị cấm theo Hiệp ước quốc tế Geneva 1925. Theo như lời biên tập viên của một tờ báo, ai có thể có thể lội ngược dòng để ngăn chặn quân đội Mỹ “khai quang cả thế giới”?
Arthur Galson quyết tâm theo đuổi cả hai mục tiêu là đảm bảo quá trình tái tạo hệ sinh thái ở Việt Nam và cấm hủy diệt môi trường trong các cuộc chiến trong tương lai: Tranh luận về Chất độc da cam vẫn luôn là vụ việc đình đám gắn với Galson mãi cho đến khi ông mất năm 2008. Đồng nghiệp của Galson gọi sự quan tâm của ông với chiến tranh diệt cỏ như một “cơn cuồng”; bản thân Galson thì giải thích rằng có thể niềm đam mê của ông bắt nguồn từ cảm giác có lỗi khi vô tình góp tay vào việc phát triển chất diệt cỏ khi làm các nghiên cứu cho luận án tiến sĩ từ 1942 đến 1943.
Các nhà khoa học tham gia vận động chấm dứt chiến tranh diệt cỏ cống hiến hết mình vì mục tiêu chặn đứng nạn hủy diệt sinh thái tại Việt Nam và trong các cuộc chiến trong tương lai, chứ không xem mình là một thành viên của phong trào vì môi trường theo lối hiểu của họ. Trên thực tế, chính việc phủ nhận cái mác “nhà môi trường học” lại là nền tảng tư tưởng để gắn kết những cá nhân thường khó lòng có chung tiếng nói. E.W. “Bert” Pfeiffer thuộc đại học Montana - một trong số những nhà khoa học đầu tiên yêu cầu hành động phản đối chiến dịch Ranch Hand, sẵn lòng tự nhận mình là một người theo xã hội chủ nghĩa. Matthew Meselson thuộc đại học Havard, ngươi đứng đầu phần lớn các cuộc nghiên cứu về thuốc diệt cỏ tại Việt Nam năm 1970, luôn nói rằng mình có bạn trong nhóm chóp bu xây dựng chính sách đối ngoại của Washington. Điều kết nối những nhà khoa học độc lập này với nhau, ngoài nỗ lực chấm dứt chiến tranh diệt cỏ, còn là sự kiên định trong lập trường rằng chiến dịch phản đối thuốc diệt cỏ không phải là một biểu hiện của chủ nghĩa bảo vệ môi trường đương thời.
Arthur Galson đã vắn tắt thể hiện quan điểm của mình rất hay khi trả lời cuộc phỏng vấn của tác giả:
“Tôi không quan tâm nhiều tới Ngày Trái Đất hay Câu lạc bộ Sierra (Sierra Club: tổ chức môi trường lớn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng tại Mỹ - chú thích của biên tập), và tôi không coi việc bảo vệ môi trường theo kiểu “cần đâu làm đó”. Sức lực chúng ta có hạn, thời gian cũng thế… bạn lại muốn làm rối tung những thứ đang rất ổn lên làm gì. Lối tư duy của tôi không từ góc độ chủ nghĩa môi trường, mà là từ đạo đức sinh học. Nói cách khác, mỗi khi bạn tạo ra một sự tiến bộ khoa học, thì bạn đồng thời cũng có khả năng gây ra những vấn đề trong xã hội. Giả sử, bạn phát minh ra một loại kháng sinh mới, dĩ nhiên mặt tốt của nó là ngăn cản bệnh tật, nhưng cũng có khả năng người ta sẽ dùng nó sai cách, và tạo điều kiện sản sinh ra các tác nhân gây bệnh kháng thuốc… Đối với tôi, có những nhà môi trường học thật gàn dở… những tay mơ… những người muốn nhặt vỏ chai Cô-ca cô-la trên suối. Việc đó thì cũng tốt thôi… Những người đó gọi mình là nhà môi trường học, nhưng tôi không muốn làm những chuyện đó. Tôi muốn theo đuổi những thứ có tác động sinh học lớn hơn.”
Galson tiếp tục chỉ trích phong trào kêu gọi bảo vệ môi trường. Ông lấy các hoạt động rầm rộ chống chất DDT để minh họa điều mà ông cho là hành động chống tri thức của Ma Ni giáo (Ma Ni Giáo: một giáo phái bắt nguồn từ Ba Tư; chủ nghĩa chống trí thức: Những người theo chủ nghĩa này không tin tưởng vào những người có học thức quá cao vì cho rằng ý kiến của họ gắn liền với lý thuyết, thiếu đi tính thực tiễn.), vốn đầy rẫy trong phong trào “ủng hộ môi trường” Ông thể hiện quan điểm của mình: “Không phải cái gì tự nhiên cũng có lợi. Hai khái niệm này không ngang bằng nhau. Nếu tôi có thể cơ hội diệt một con muỗi, chắc chắn tôi sẽ làm. Phải, chuyện đó giống như tôi đang hủy hoại tự nhiên, nhưng lại tốt cho con người”.
Nói cách khác, Galson không cố gắng cứu một kiểu “vườn địa đàng” khỏi những công nghệ “ăn thịt” từ phương Tây. Nếu chiến dịch Ranch Hand chỉ là một hoạt động khai thác tài nguyên, thì đó không phải sự hủy diệt sinh thái. Công trình của Galson miêu tả sự khác biệt nền tảng (cũng là sự bất đồng chính) giữa các nhà môi trường học và những nhà lịch sử học nghiên cứu về môi trường. Nhóm đầu tiên có xu hướng nêu bật tính đối sánh giữa con người với tư cách là một thực thể chủ động và phá hoại môi trường, với một bên là thiên nhiên thụ động và dễ tổn thương. Hơn nữa, các nhà môi trường học hiện đại cũng thường đánh đồng thiên nhiên với sự tận hưởng - coi thiên nhiên là để thưởng thức chứ không phải khai thác. Trái lại, các nhà lịch sử môi trường học lại nhấn mạnh mối liên hệ giữa nền văn minh của loài người và những thay đổi của tự nhiên trong suốt chiều dài lịch sử. Các nhà khoa học quyết định tránh xa các phong trào vận động bảo vệ môi trường, cái mà họ cho là trò “ủng hộ môi trường” nông cạn.
Tuy các nhà khoa học này không đặt họ cùng phe với chủ nghĩa môi trường, nhưng họ cũng không tách mình khỏi tập thể lớn với nhiều hệ tư tưởng khác nhau - cái tập thể mà Galson đã từng châm biếm khá cay. Các nhà khoa học hành động theo hệ tư tưởng của mình: họ không tìm cách bắt tay với những tổ chức môi trường lớn thời đó, cũng không cố gắng miêu tả chiến tranh diệt cỏ bằng những từ “mốt” thời đó như “cưỡng hiếp đất đai” để thu hút công luận. Hơn nữa, các nhà khoa học cũng đã tính đúng, khi nhấn mạnh “tính hủy diệt” đối với “hệ sinh thái” khi vận động hành lang, các nhà hoạch định chính sách và các luật gia sẽ dễ nhận ra rằng chiến dịch Ranch Hand là một tội ác chiến tranh sinh thái có thể ngăn chặn được. Dưới sự hậu thuẫn của luật quốc tế, các nhà khoa học khẳng định chất hủy diệt sinh thái có thể bị cấm hoàn toàn theo các hiệp ước về chiến tranh. Như vậy, kế hoạch này đã hướng tới hai mục đích gắn bó chặt chẽ: bảo vệ an ninh quốc tế trong một thế giới đang đối mặt với thảm họa hủy diệt sinh thái, cũng như bảo vệ những người đang sống ở những nơi có khả năng bị rải thuốc trong các cuộc chiến tương lai.
Cuối cùng, chúng ta cũng không thể đánh giá thấp sự tự đại về trí tuệ của các nhà khoa học này khi xét tới động cơ của họ. Galson thậm chí không thèm che dấu sự coi thường đối với những nhà môi trường học “gàn dở” và thiển cận. Đối với ông và các đồng nghiệp, nhóm Hannah Arendt và Jean-Paul Sartre tại hội thảo về tội ác chiến tranh châu Âu, cũng như ông J.William Fulbright của Thượng viện Mỹ “hay” hơn nhiều.
Trong bài báo cáo “Công nghệ và sức mạnh người Mỹ” tại hội thảo “Tội ác chiến tranh và lương tâm người Mỹ”, Galson đã định nghĩa chất hủy diệt sinh thái như sau:
“Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II, nhờ các phiên tòa Nuremberg, chúng ta đã lên án một cách đúng mức tội ác hủy hoại dân tộc và nền văn hóa có chủ đích, hay còn gọi là tội ác diệt chủng. Đối với tôi, việc hủy hoại môi trường sống có chủ đích trong một thời gian dài cũng là một tội ác đối với nhân loại, gọi là tội ác hủy diệt sinh thái. Tôi tin rằng hầu hết những quốc gia phát triển đều đã rải thuốc diệt cỏ ở nhiều nơi trên chính nước họ. Nhưng cho đến nay, chỉ có Mỹ rải chất hủy diệt sinh thái trên một quốc gia khác, chính là Việt Nam, thông qua việc sử dụng thuốc diệt cỏ và thuốc khai quang trên diện rộng. Liên Hiệp Quốc là tổ chức phù hợp nhất cho việc đưa ra đề nghị phản đối chất hủy diệt sinh thái.
Tại thời điểm cuối năm 1970, bản cáo trạng của Galston vô cùng phù hợp với phong trào phản chiến mạnh mẽ ở châu Âu vốn tập trung lên án tội ác chiến tranh, nhưng ở Mỹ, dư âm từ Nuremberg lúc này mới dần hiện ra. Mới vài tháng trước đó, phóng viên điều tra Seymour Hersh đã khám phá ra câu chuyện về cuộc thảm sát Mỹ Lai mà quân đội cố gắng che giấu từ khi vụ việc xảy ra vào tháng Ba năm 1968.
Bài viết của Hersh được lên trang đầu của các tờ báo khắp nước Mỹ, mang lại cho ông giải Pulitzer và cho hàng triệu người dân Mỹ biết sự thật lạnh lùng rằng quân đội Mỹ giết người dân thường không có khả năng tự vệ nếu làng của họ bị tình nghi có chứa chấp Việt Cộng. Trong một bức thư gửi ban biên tập thời báo “Life”, một độc giả đã cảm thán: “Nếu những quy tắc của phiên tòa chiến tranh Nuremberg có chút ý nghĩa, thì những người đàn ông giết phụ nữ, trẻ em và người già hẳn không thể nào trốn tránh với lý do “Tôi chỉ làm theo lệnh”.
Ở Tây Âu, và đặc biệt là Thụy Điển, Pháp và Anh, các nhà trí thức chống chiến tranh đã nắm bắt tội ác chiến tranh của Mỹ sớm hơn các học giả ở Mỹ; đối với họ, cuộc thảm sát Mỹ Lai không phải là sự kiện kích khởi các hội thảo về lĩnh vực này, mà là hệ quả tất yếu khi sức mạnh công nghiệp tàn phá một đất nước thuần nông.
Nhà triết học luân lý người Anh Bertrand Russell - một người kiên trì chống cộng sản, tác giả của bài luận “Lý thuyết và thực tiễn của chủ nghĩa Bôn-sê-vích” (1926) - đã lập ra Tòa án tội ác chiến tranh quốc tế (IWC) về chiến tranh Việt Nam vào tháng 11 năm 1966. Từ phiên tòa này, một cuốn sách mang tên Ngăn chặn tội ác của sự im lặng đã được xuất bản. Cuốn sách lập luận rằng tội ác chiến tranh nếu không bị trừng trị thì chắc chắn sẽ lặp lại. Chánh án chính Jean-Paul Sartre, đã giải thích nhiệm vụ của họ: “Một phiên tòa như Nuremberg là luôn cần thiết. Trước khi có tòa án Đức Quốc Xã, chiến tranh không theo quy tắc gì cả”. Satre cho biết thêm: “Để xét xử vụ Nuremberg, đòi hỏi phải có một tổ chức tìm hiểu về tội ác chiến tranh, và nếu cần thì cùng tham gia vào quá trình xét xử”. Phán quyết của phiên tòa chỉ mang tính kỹ thuật, tất nhiên hội đồng xét xử không có khả năng buộc thi hành án. Tuy vậy, họ cũng đã yêu cầu viện dẫn tiền lệ của phiên tòa Nuremberg: những bị đơn tại phiên tòa Đức Quốc Xã 1945 vẫn bị buộc tội thực hiện tội ác chiến tranh, chứ không phải “chỉ làm theo lệnh”. Đối với Tòa án IWC, cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh phi pháp là nhiệm vụ xuyên suốt của Nuremberg.
Edgar Lederer, một giáo sư sinh học ở Paris, đã lần đầu tiên đưa ra vấn đề chiến tranh hóa học tại cuộc họp ở tòa án IWC. Lederer đã đưa ra một cái nhìn bao quát về sự hủy hoại môi trường và những gì con người phải hứng chịu từ chiến tranh diệt cỏ tại Việt Nam và chứng minh đầy thuyết phục rằng chiến dịch Ranch Hand tập trung hầu như tất cả các tội ác của cuộc chiến Mỹ tiến hành ở Việt Nam; cụ thể là sử dụng công nghệ tiên tiến một các bừa bãi để đánh bại kẻ thù không xác định được cụ thể; như vậy họ đã bỏ qua mọi biện pháp có thể áp dụng để phân biệt thường dân với kẻ thù. Ông cũng đóng góp vào nghị quyết tại “Cuộc họp quốc tế của các nhà khoa học về chiến tranh hóa học tại Việt Nam” tổ chức tại Orsay, Pháp vào tháng 12 năm 1970. Nghị quyết biểu dương “lập trường vững vàng” của các nhà khoa học Mỹ khi phản đối chương trình chiến tranh diệt cỏ của chính phủ. Lập trường của họ đã được thể hiện qua phát biểu: “Hệ sinh thái Việt Nam đang đối mặt với một sự tàn phá khủng khiếp và rộng khắp, vượt quá sức tưởng tượng của con người. Chính vì vậy, chúng tôi kêu gọi tất cả quý vị hãy giúp đỡ những người dân Việt Nam bằng cách tiếp tục mở rộng nghiên cứu các tác hại của các chất hóa học sử dụng trong chiến tranh, và tìm ra biện pháp chống lại những tác hại ấy”.
Nghị quyết Orsay cũng đã làm nổi rõ hơn mối liên hệ giữa sự hủy diệt sinh thái và tội ác diệt chủng: “Những mất mát của con người và sự tàn phá những vùng tự nhiên rộng lớn dẫn đến một kết luận rằng chúng ta không chỉ đang đối mặt với nạn diệt chủng mà cả nạn hủy diệt sinh học”. Tuy nhiên, Galson và các nhà khoa học Mỹ có liên quan đến tranh luận xoay quanh chất diệt cỏ không mấy hài lòng với sự quy kết này. Theo họ, chất độc da cam, chỉ gây ra độc hại cho con người ở mức độ rằng con người sống gắn bó gắn với môi trường xung quanh về phương diện sinh thái. Sự tàn phá thiên nhiên và hủy hoại con người không tương đương nhau về phương diện đạo đức lẫn pháp lý.
Galson đã đưa ra khái niệm “chất hủy diệt sinh thái” trong một cuộc đối thoại xuyên đại dương về tội ác chiến tranh của Mỹ, trong tinh thần học thuật, tôn trọng các căn cứ khoa học liên quan đến các vấn đề đạo đức và chính trị. Nhưng chính Mặt trận dân tộc giải phóng - mục tiêu của chiến tranh diệt cỏ - và đồng minh tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền bắc Việt Nam) mới là những người nỗ lực mạnh mẽ nhất để thế giới phải chú ý về thảm họa mà họ đang phải hứng chịu. Mặc dù xét về mặt tuyên truyền, họ rõ ràng đã phơi bày được sự khủng khiếp của chiến tranh diệt cỏ, nhưng từ “tuyên truyền” có lẽ chưa đủ để miêu tả chính xác. Giọng điệu và mục đích của mặt trận dân tộc thống nhất trong các tài liệu, tờ rơi và các diễn văn phản đối chiến tranh diệt cỏ khá giống với các tài liệu cùng chủ đề của Mỹ và châu Âu. Nếu không tính đến mức độ cường điệu và chống Mỹ mạnh mẽ trong các tài liệu của Mặt trận dân tộc giải phóng thì các tài liệu của những người phản chiến ở Mỹ và châu Âu thật ra cũng cùng chung một mục đích: cho cả thế giới biết được sự thật về cách Mỹ tiến hành chiến tranh tại Việt Nam.
Một trong những thông điệp đầu tiên phản đối chiến tranh diệt cỏ ở Việt Nam được phát đi vào tháng Tư năm 1963 từ đài phát thanh giải phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng. Phủ sóng không chỉ trong phạm vi Hà Nội, bài phát thanh đã phản biện những khẳng định chắc chắn của các quan chức Mỹ về tính an toàn của thuốc diệt cỏ đối với những người bị phơi nhiễm và mức độ sử dụng thuốc trong các cuộc đàn áp: “Sự thật là Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã dùng những hóa chất này để thực hiện các cuộc trả đũa nhằm vào người dân, phá hủy mùa màng cây trái, đẩy người dân vào cảnh cùng cực và buộc họ phải sống trong các ấp chiến lược”. Tháng Chín năm 1965, trong bài phát biểu “Chúng ta quyết tâm đánh bại chiến tranh hủy diệt của Mỹ”, thượng tướng Văn Tiến Dũng thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng đã miêu tả thuốc diệt cỏ như một cuộc “thử nghiệm mặt đất”, hay nói cách khác là một kiểu phòng thí nghiệm quân sự để chuẩn bị cho các trận chiến trong tương lai nhằm chống lại người Việt Nam, và đó cũng là một “chính sách khủng bố” chắc chắn sẽ thất bại.
Trong những năm đầu chiến tranh, những người cộng sản Việt Nam đã nhận thức được giá trị của việc thiết lập một mục đích chung giữa những mục tiêu chính trị của họ và dư luận phản chiến ở Mỹ và các nước khác. Năm 1966, các nhà nghiên cứu ở Hà Nội đã biên soạn một bộ sưu tập ấn tượng về phản ứng của dư luận quốc tế đối với việc Mỹ sử dụng hóa chất tại Việt Nam. Với những bản tố cáo đổ về từ Nhật tới Ý; từ Lebanon tới Tanzania, chính quyền Hà Nội đã miêu tả sự cô lập mà Mỹ tự tạo ra bởi các hành động của mình tại Việt Nam. Đáng chú ý là, rõ ràng việc dư luận quốc tế chống lại Mỹ hoàn toàn không ứng với sự phân rẽ ý thức hệ trong chiến tranh lạnh. Nếu coi việc phản đối Mỹ sử dụng hóa học tại Việt Nam là một thước đo tình cảm đáng tin cậy của số đông dư luận thế giới, thì rõ ràng Mỹ đã bị cô lập bởi cả đồng minh lẫn kẻ thù ngay từ đầu. Năm 1967, Mặt trận dân tộc giải phóng tự lập ra ủy ban điều tra tội ác chiến tranh, dựa vào mô hình tòa án Russell, và ngay năm sau, Viện khoa học xã hội miền Bắc Việt Nam đã tiến hành một cuộc khảo sát trên quy mô lớn về tội ác chiến tranh của Mỹ. Trong bài kiến nghị năm 1966 mà Arthur Galson gửi Lyndon Johnson, ông đã kêu gọi tổng thống ngăn chặn việc sử dụng chiến tranh diệt cỏ. Nội dung bài khảo sát có đã nhắc lại sự kiện này như một bằng chứng rằng người Mỹ nhận thức rõ thảm họa xảy ra cho Việt Nam và phản đối quân đội vẫn đang tiếp tục những hành động đó.
Trong suốt những năm chiến tranh, thông qua các tài liệu in và chương trình phát thanh, những người cộng sản Việt Nam luôn cố gắng thiết lập tình đoàn kết với đa số công chúng thế giới về vấn đề thuốc diệt cỏ. Nhưng mãi tới năm 1965, các bài báo về chiến dịch Ranch Hand mới thu hút sự chú ý của dư luận phương Tây, và phải tới một năm sau đó, các nhà hoạt động phản chiến, vốn khá ít ỏi vào những năm 1955, 1956, mới bắt đầu chú tâm đến vấn đề chất khai quang này. Với tình đoàn kết rộng khắp của các lực lượng phản đối chiến tranh diệt cỏ, nhân dân Hà Nội và Mặt trận dân tộc giải phóng tin rằng sự tàn khốc và mất nhân tính của chiến dịch Ranch Hand sẽ càng thúc đẩy sự liên kết giữa các nhóm phản chiến ở thế giới thứ nhất, thứ hai và các nước không liên kết. Sự kiên trì bền bỉ của những người cộng sản Việt Nam cho thấy rằng, không chỉ quân đội Mỹ mới đề ra chiến lược “chiếm lấy con tim và khối óc”. Khi chiến dịch diệt cỏ đạt tới đỉnh điểm vào những năm 1967 và 1968, Mặt trận dân tộc giải phóng cũng đã liên minh chặt chẽ với các phong trào phản chiến chống lại chính phủ Mỹ. (Chiến dịch con tim và khối óc: Chiến lược ngắn hạn của quân đội Mỹ, hòng chiếm được tình cảm và sự đồng thuận của đại đa số người dân Việt Nam - chú thích của dịch giả). Vào lúc đó, những tranh cãi về chiến tranh diệt cỏ đã làm lộ rõ một loạt các lý do vì sao và làm thế nào chiến tranh Mỹ gây ra lại trở thành một hành động tội ác.
Khi hủy diệt môi trường có chủ đích, khiến người dân phải gánh chịu hậu quả to lớn của nó, chiến dịch Ranch Hand đã đoàn kết các nước phương Tây và những người cộng sản Việt Nam vốn ở thế đối đầu, bất kể những tranh cãi ban đầu về ý thức hệ liên quan đến chiến tranh tại Việt Nam. Giữa các tài liệu lên án tội ác chiến tranh và các bài tuyên truyền của phe cộng sản Việt Nam giống nhau nhất ở lời lên án phẫn nộ trước sự vô nhân tính của quân đội Mỹ khi dùng công nghệ cao để chống lại những người nông dân, và điểm thứ hai chính là việc cả hai đều không đề cập đến chiến tranh lạnh. Trong những tranh luận về chất diệt cỏ, những người đã thấy rõ bằng chứng không chối cãi được về tội ác chiến tranh tại Việt Nam hầu như không hề liên hệ nó với việc Mỹ phải ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại Đông Nam Á. Ở phương Tây, người ta lên án chiến dịch Ranch Hand mà không xét đến các nguyên lý cơ bản dẫn dắt chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1947 hay thậm chí cả “đỉnh cao lý luận” của những nguyên lý này, chính là sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam. Những người phản đối chiến tranh diệt cỏ không bàn đến giá trị của chính sách ngăn chặn cộng sản, vì cho rằng rằng hãy còn những vấn đề khác cấp thiết hơn. Điều này đã được phản ánh rất rõ bởi Paul Ehrlich, một nhà sinh học nổi tiếng vào năm 1968 với cuốn sách Bom dân số theo thuyết “Tân Malthus”. (Học thuyết Malthus cho rằng dân số tăng theo cấp số nhân trong khi tư liệu sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số cộng. Vì vậy, cần có chiến tranh, dịch bệnh, chết chóc để đảm bảo sự cân bằng. Sau này, có nhiều trường phái phát triển học thuyết này thành các học thuyết mới, gọi là thuyết Tân Malthus - chú thích của dịch giả). Ehrlich ước tính rằng hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và sản xuất thực phẩm sớm muộn sẽ không thể bắt kịp được với nhu cầu của loài người. Năm 1971, ông quả quyết rằng hậu quả phá hủy mùa màng do chương trình chiến tranh diệt cỏ tiên báo thảm họa toàn cầu nghiêm trọng nhưng vẫn có khả năng ngăn chặn trong tương lai.
Vào tuần trước khi diễn ra hội thảo “Tội ác chiến tranh và lương tâm người Mỹ”, nơi Galson giới thiệu khái niệm chất hủy diệt sinh thái, Hiệp hội luật gia Mỹ (ABA) đã tái khẳng định lập trường đối địch kéo dài hàng thập kỷ với Hiệp định về tội ác diệt chủng của Liên Hiệp Quốc năm 1948. Mặc dù Mỹ chỉ đóng vai trò là đại diện trình hiệp định trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, nhưng các nhóm lợi ích vẫn không ngừng cản trở việc phê chuẩn của Thượng viện Mỹ. Vào tháng Hai năm 1970, các quan chức ABA cho rằng đã đến lúc dùng tới sức mạnh vận động hành lang lần nữa. Theo một bài xã luận của thời báo New York (New York Times), ABA từng ra nghị định cho rằng sự phê chuẩn đó của Thượng viện sẽ “giúp các nước Cộng sản lôi kéo người dân Mỹ trước khi xuất hiện một phiên tòa nước ngoài về vấn đề chủng tộc tại Mỹ và hoạt động quân sự tại Việt Nam”.
Tờ Thời Báo (Times) có ý kiến rất sắc bén về vấn đề này. Bài xã luận cho rằng Mỹ không vi phạm Điều ước Diệt chủng, và lập trường của ABA càng khiến người ta tin rằng Mỹ có thể phạm vào tội ác đó. Đồng thời, phần hai của bài xã luận tỏ ra tán thành đề nghị của Galson về chất hủy diệt sinh thái: “Một thế giới đang ngày càng quan tâm tới những mối đe dọa do con người tác động một cách thiếu ý thức đến môi trường sẽ không thể nào thờ ơ với hậu quả của hành động cố ý can thiệp vào cân bằng sinh thái”.
Đó là một cách lập luận kỳ lạ. Trước hết, ban biên tập của Thời Báo rõ ràng đã không nhận ra mối liên hệ hợp lý giữa phong trào chống tội ác chiến tranh đang ngày càng gia tăng ở Mỹ và những nỗ lực nối tiếp đó, như hành động của Hiệp hội luật gia Mỹ (ABA) nhằm đảm bảo rằng Mỹ sẽ không tự “chui đầu” vào tội danh chiến tranh dưới sự xét xử của Tòa án công lý quốc tế (ICJ) hay bất cứ cơ quan chức năng nào khác. Theo ABA nhận định tình hình, các nhóm phi chính phủ như tòa án Russell chỉ khiến Mỹ xấu mặt một chút, nhưng phiên tòa của ICJ thì thực sự là mối bận tâm nghiêm trọng. Hơn nữa, bài xã luận có những luận điểm bất đồng với nhau: Thời Báo một mặt khẳng định rằng Mỹ không vi phạm Hiệp định Diệt chủng nhưng mặt khác lại ủng hộ đề nghị cấm chất hủy diệt sinh thái của Galson. Khác với quan điểm của thời báo New York, Galston không gàn dở tới mức cho rằng chất hủy diệt sinh thái chỉ tàn phá cây cỏ, như một hậu quả của việc phát triển quá đà. Đối với Galson, chiến dịch Ranch Hand là tội ác chống lại loài người. Theo như ABA nhận định, lực lượng cộng sản nước ngoài không phải là những người duy nhất tìm cách đưa Mỹ ra trước một “tòa án nước ngoài”.
Là một nhà sinh học đồng thời là người tin vào chủ nghĩa nhân đạo. Galston đã đặt cược vào một điều vượt ra ngoài khả năng chuyên môn của mình; Ông chỉ quan tâm tới việc Mỹ khi tiến hành công cuộc tái thiết tại Việt Nam có bỏ quên những con người và những vùng đất bị phá hủy bởi Chất độc da cam hay không, và tất nhiên là cả việc làm sao để chính phủ của ông sẽ chấm dứt chiến tranh diệt cỏ mãi mãi. Nhưng chẳng có cơ sở nào cho thấy các quan chức Mỹ sẽ thực hiện những điều đó, mà việc thực hiện các cơ chế pháp lý để buộc tội chất hủy diệt sinh thái cần có những chuyên gia trong ngành luật quốc tế. Giáo sư Richard Falkthuộc khoa luật quốc tế của trường Woodrow Wilson thuộc đại học Princeton đã tập trung làm rõ vấn đề này. Năm 1968 Falk đăng bài viết có tựa đề “Chính sách Mỹ và chiến tranh Việt Nam: Một tình thế tiến thoái lưỡng nan thứ hai của Mỹ”. Tên của bài báo nhắc tới một cuốn sách xuất bản năm 1944 có tựa “Một tình thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ: Vấn đề người da đen và nền dân chủ hiện đại”, của một nhà kinh tế học Thụy Điển Gunnar Myrdal. Từ lập trường khách quan của một người nước ngoài, Myrdal cho rằng Mỹ đang kẹt giữa “hành động và tín điều”, tức những quy tắc nền tảng về tự do bình đẳng và thực tế phân biệt chủng tộc trong một xã hội chủ yếu là người da trắng. Falk cho cuộc chiến tại Việt Nam là thế lưỡng nan thứ hai của Mỹ vì Mỹ đã tạo ra một khoảng lệch trong chính sách đối ngoại, như từng để xảy ra trong chính sách đối nội. Falk cho rằng, ở Việt Nam, Mỹ đã hoàn toàn đi ngược lại với tín điều của mình trong quan hệ đối ngoại; cuộc chiến tranh là sự chứng minh thảm khốc rằng nước Mỹ nên “từ bỏ tham vọng về việc tạo dựng trật tự thế giới”.
Nhận định về tình thoái lưỡng nan nói trên của Mỹ từ Falk mang tính phản bác mạnh mẽ, nhưng hãy còn khá rụt rè so với những bài viết của ông sau khi Arthur Galson xác định chất hủy diệt sinh thái. Vào đầu những năm 1970, Falk bắt đầu tin rằng Mỹ phạm tội ác chiến tranh với nhân dân Việt Nam, và tội ấy gần ngang với tội diệt chủng. Nhưng tại sao lại là hủy diệt sinh thái? Đối với Falk, chiến lược phá hủy môi trường vì mục đích quân sự thể hiện “cách lập luận hiểm ác của chiến tranh đàn áp”, một thứ logic dựa trên việc “tách con người ra khỏi đất đai”. Ý này của ông dựa theo câu ví von nổi tiếng của Mao Trạch Đông, ông này so sánh các chiến sĩ du kích như những con cá bơi trong biển nông dân, Falk mô tả sự đàn áp này như một “nỗ lực làm cạn biển dân thường”. Quá trình “làm cạn” này được quân đội diễn dịch là làm sao cho vùng nông thôn không còn là nơi người dân có thể sinh sống nữa.
Nhưng vấn đề Falk chú tâm từ nhiều năm trước đó vượt xa những tranh luận nội bộ về chính sách đối ngoại của Mỹ. Theo những gì ông biết về sự hủy diệt sinh thái, cuộc chiến tranh này không chỉ là một hành động mạo hiểm thất bại, mà còn phát triển thành hành động diệt chủng. Khi coi chất hủy diệt sinh thái là trọng tâm trong kế hoạch hủy diệt lớn ở Miền Nam Việt Nam, Falk xem “Chất độc da cam như một trại tập trung Auschwitz đối với môi trường… Hiệp định về tội ác diệt chủng đã chính thức hóa một phần những gì đã bị lên án và trừng phạt tại phiên tòa Nuremberg, vậy một Hiệp định về sự hủy diệt sinh thái ra đời cũng sẽ có ý nghĩa như thế. Trong tương lai, nó sẽ là cơ sở để có thể kết tội chiến tranh diệt cỏ tại Đông Dương một cách hợp pháp.”(Trại tập trung Auschwitz là trại tập trung lớn nhất của Đức Quốc Xã - Chú thích của dịch giả) Falk tiếp tục tiến thêm một bước khi lên án chiến dịch Ranch Hand đã xâm phạm hiệp ước quốc tế cũng như luật chiến tranh trên bộ của chính quân đội Mỹ, mâu thuẫn với ý kiến của đại đa số thành viên, thể hiện trong trong một số nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, và đe dọa vô hiệu hóa các quyết định của phiên tòa Nuremberg. Về điểm cuối cùng, Falk không phải là học giả duy nhất cố gắp vận dụng tiền lệ tại Nuremberg vào chiến tranh Việt Nam. Giới luật sư cũng không phải là những người đầu tiên coi Nuremberg là con đường đi cho các hoạt động phản đối Mỹ: đầu năm 1965, những người có tư tưởng cấp tiến tại các trường đại học và những quân nhân phản chiến Mỹ thường xuyên lấy Nuremberg ra làm dẫn chứng để chống lại những chính sách của Mỹ ở Việt Nam.
Những tuyên bố của phía Cộng sản Việt Nam thường khắc họa chiến tranh Mỹ nói chung và chiến tranh diệt cỏ nói riêng như một hành động diệt chủng đang thành hình. Tại “Hội nghị khoa học về chiến tranh hóa học tại Việt Nam” dưới sự chủ trì của Edgar Lederer, một thành viên thuộc ban chấp hành trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng, ông Nguyễn Văn Hiếu, đã phát biểu rằng với nguy cơ gây đột biến gien (khuyết tật bẩm sinh) của Chất độc da cam gây ra thảm họa còn đáng sợ hơn cả thảm họa diệt chủng trong chiến tranh thế giới lần thứ II. Những dự đoán của ông vẫn còn thiếu cơ sở: “Quan sát về các hiện tượng đột biến nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh đã khẳng định những dự báo lý thuyết… Như vậy, quân đội Mỹ đang không chỉ tấn công vào thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tương lai. Đây là một tội ác chưa từng có trong bất cứ cuộc chiến nào, kể cả những trận chiến của Đức quốc xã.”
Chủ đề chiến tranh diệt chủng tác động đến di truyền đã trở thành tâm điểm vào cuối thập niên 60, đầu thập niên 1970. Năm 1968, Ủy ban các học giả quan tâm tới các vấn đề châu Á” (CCAS) đặt tại Boston đã có một bài luận với tiêu đề “Sự rụng lá: Cuộc chiến với mảnh đất và thế hệ chưa chào đời”. Trích dẫn lời của Arthur Galston và các nhà khoa học phương Tây khác, kênh “Tin tức Việt Nam” phát bằng tiếng Anh ở miền Bắc đã kể nhiều câu chuyện về những ảnh hưởng xấu về mặt di truyền ở Việt Nam.
Trước đó, chưa có trận chiến nào có thể so sánh với chiến tranh diệt cỏ về mức độ ảnh hưởng tới môi trường. Quanh cảnh thiên nhiên trơ trụi sau những đợt rải thuốc của Ranch Hand là khung cảnh quái gở hoàn toàn chưa từng thấy trong thời bình. Theo như những nghiên cứu gần đây đã chứng minh, chiến tranh luôn phá hủy môi trường tự nhiên, nhưng hiếm có quan sát viên đương thời nào so sánh thế chiến thứ I hay bất kỳ trận nào khác với “chiến trường mặt trăng”. Những báo cáo trong và sau trận chiến cho thấy quang cảnh như sau vụ đánh bom nguyên tử đã biến Hiroshima và Nagasaki thành đống hoang tàn, mặc dù đó là khu vực thành phố chứ không phải nông thôn như Việt Nam. Noam Chomsky là một trong những quan sát viên phương Tây đầu tiên giải thích vì sau trận chiến ở Nhật Bản lại nhiều điểm tương đồng với Việt Nam hơn cả: “Chỉ trong quãng thời gian bằng một thế hệ, Mỹ đã sử dụng công nghệ tàn phá các nước châu Á yếu hơn đến ba lần. Năm 1945, hành động của Mỹ được cho là vì chính nghĩa, và lý do đó cho tới giờ vẫn vững chắc. Trong trận tại Hàn Quốc, họ bắt đầu day dứt. Cuối cùng, cuộc kháng chiến thần kỳ của người Việt đã buộc chúng ta phải tự hỏi: “chúng ta đã làm gì thế này?”.
Cơ sở cho những lập luận của Chomsky có thể được hiểu theo phương diện chủng tộc, rằng nhóm da trắng “thượng đẳng” có vai trò nào đó tác động đến chiến lược chiến tranh hủy diệt của Mỹ nhằm chống lại những kẻ thù châu Á; và nói một cách tổng quát hơn, sự phân biệt chủng tộc đã can thiệp một cách quá mức, gây nguy hiểm cho các mối quan hệ quốc tế. Điều này rõ ràng là đúng. Tuy vậy, trong trường hợp chiến tranh diệt cỏ, lý do này tuy quan trọng nhưng không phải là lý do chính yếu. Chiến dịch Ranch Hand đã đồng hành cùng quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Các quan chức Việt Nam Cộng Hòa tỏ ra là các thành viên tích cực trong chiến dịch diệt cỏ. Họ tin rằng Ranch Hand sẽ giúp đẩy nhanh việc đánh bại quân giải phóng và do đó giúp tái thiết lại nông thôn miền Nam Việt Nam. Vì thế, yếu tố chủng tộc đóng vai trò thứ yếu trong việc biến chiến dịch Ranch Hand trở thành một hành động hủy diệt sinh thái hay diệt chủng. Thay vào đó, theo những phân tích của Chomsky, cơ sở cho sách lược của Mỹ trong chiến tranh diệt cỏ là sự kết hợp giữa khoa học và sức mạnh không quân để triển khai phun loại thuốc độc hại, không phân biệt nạn nhân là ai. Xét theo góc độ này vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima là tương đồng nhất, mặc dù những đầm đước ven biển và những cánh rừng mưa nhiệt đới vùng cao nguyên bị tàn phá làm người ta liên tưởng nhiều tới miền Nam nước Mỹ trong cuộc Nội Chiến hay nước Pháp trong thế chiến thứ I hơn. Hơn nữa, đối với những người tham gia phong trào chống tội ác chiến tranh, bản thân sự phá hủy môi trường không đủ cấu thành tội diệt chủng cho chiến dịch Ranch Hand, mà là chính việc sử dụng thuốc hủy diệt thực vật như con bài chính về mặt chiến lược nhằm tàn phá một cách có chủ đích một quốc gia.
Trong những năm sau chiến tranh Việt Nam, cụm từ “chất hủy diệt sinh thái” đã được sử dụng rộng khắp mà không cần phải gắn với bối cảnh sinh ra nó. Đây là một cụm từ linh hoạt. Các nhà hoạt động môi trường đã nhanh chóng vận dụng nó. Năm 1971, một nhà văn đã tuyên bố: “Thông điệp dành cho chúng ta ngày nay chính là chất hủy diệt sinh thái, môi trường đang bị hủy hoại bởi loài người… Bầu không khí da cam đặc quánh là tác nhân nguy hiểm gây ra bệnh khí phế thũng; đối với nông nghiệp, chất này biến đất trồng trọt đã trở thành đất chết nhiễm độc; biến sông thành cống, biến hồ thành bể chứa rác và các đại dương đang chết dần”. Những công trình nghiên cứu mới hơn đã dùng khái niệm này để lên án việc người Âu Mỹ hủy hoại nền văn minh của thổ dân châu Mỹ; sự tàn phá rừng mưa nhiệt đới ở các khu vực xích đạo, sự bành trướng của các tập đoàn dẫn tới hệ lụy là sự hủy hoại một số đảo ở Thái Bình Dương, tình hình khủng hoảng nợ tân tự do ở những nước đang phát triển, mức độ tuyệt chủng đáng báo động của các loài động vật, sự tàn phá môi trường từ Âu sang Á trong quá trình theo đuổi một nền kinh tế mệnh lệnh chuyên chế. Có hai tác phẩm mô tả những hoạt động hủy diệt sinh thái của quân đội thời kỳ sau chiến tranh Việt Nam. Sụp đổ, một cuốn sách xuất bản gần đây được viết bởi nhà sinh học tiến hóa Jared Diamond, ông đưa chất hủy diệt sinh thái thành cơ sở chủ đạo trong nghiên cứu của mình. Diamond gọi chất hủy diệt sinh thái là “sự tự sát bằng vũ khí sinh học không được dự tính trước”, điều đã dẫn đến sự chấm dứt của nhiều nền văn minh lớn. Xét cho cùng, thứ thuốc độc này có thể đã dẫn tới hậu quả đáng lo ngại nhất về môi trường ngày nay: sự nóng lên của Trái Đất. Gần đây các nhà hoạt động đã dùng cụm từ “diệt chủng khí hậu” để tố cáo các tập đoàn thải nhiều khí carbonic ra môi trường và lên án các chính phủ chưa thực sự mạnh tay kiểm soát mức khí thải.
Tuy vậy, những khái niệm đặc biệt này không thể làm lu mờ nguyên nghĩa và bối cảnh ra đời của từ “chất hủy diệt sinh thái”. Câu chuyện về sự tàn phá môi trường ở Việt Nam và các hoạt động phản đối nhằm chấm dứt chiến tranh diệt cỏ đã phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa chiến tranh đàn áp của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, các phong trào phản đối chiến tranh và ý thức tuyên truyền môi trường vào những năm 1960, 1970.
Hoạt động của các nhà khoa học phản đối chiến tranh, cũng như bối cảnh chính trị dẫn đến việc sử dụng chất hủy diệt sinh thái có thể lý giải trong tổng thể chung, khi xét phong trào đã bắt đầu như thế nào, và quan trọng hơn, tại sao nó lại đạt được mục đích đề ra. Mặc dù khái niệm chất hủy diệt sinh thái luôn là trọng tâm xuyên suốt hoạt động của các nhà khoa học trong suốt quá trình tranh luận về thuốc diệt cỏ - khi họ tập trung làm rõ các chính sách giải trừ vũ khí, xác định mối tương quan giữa luật quốc tế và khoa học, hay làm rõ sự xảo trá của chính quyền, thì chỉ mình chất hủy diệt sinh thái không đủ làm cơ sở để đưa ra những giải thích đầy đủ được. Những nhà khoa học tham gia tích cực nhất trong cuộc tranh luận về chiến tranh diệt cỏ nghiên cứu rộng hơn về thời kỳ lịch sử được coi là hậu quả của thảm họa chính trị, chiến lược và đạo đức của chiến tranh Việt Nam, một sự định hướng cơ bản về ý nghĩa an ninh quốc tế và sự sống còn của loài người. Bằng cách chỉ ra tội ác trong chiến thuật quân sự của Mỹ tại Việt Nam và những ảnh hưởng của chiến thuật đó tới mức độ toàn cầu, khái niệm thuốc hủy diệt sinh thái thực sự phù hợp với một biến đổi chính trị lớn hơn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Không ai có thể nắm bắt sự thay đổi này sâu sắc hơn Geogre Kennan, người đã đưa ra chiến lược ngăn chặn Liên Xô sau thế chiến thứ II. Ông cũng tin rằng những ý tưởng của ông về chiến tranh lạnh đã bị cưỡng chiếm bởi một hệ tư tưởng quân đội cực đoan, dẫn đến bãi lầy ở Đông Nam Á. Năm 1966, ông tin rằng chiến tranh Việt Nam đe dọa khả năng trường tồn của nước Mỹ. Trong một bài diễn văn ủng hộ Eugene Mcarthy, thượng nghị sĩ đến từ Minnesota và là người ứng cử chức tổng thống theo phe phản chiến trong cuộc bầu cử năm 1968, Kennan đã phản đối chính sách mà tổng thống đương nhiệm Lyndon B.Johnson đã thực hiện ở Việt Nam: “Hỡi các bạn của tôi… Tôi không hiểu tại sao chúng ta có thể giương mắt nhìn những gì mà chính phủ đã làm trong quan hệ với Việt Nam. Đó thực sự là một sai lầm chính trị lớn, là sai lầm chưa từng thấy trong lịch sử. Và sai lầm đó càng nghiêm trọng và không thể tha thứ được bởi rất nhiều người đã cảnh báo sâu sắc chính phủ về nó.”
Là một nhà lý luận chính sách đối ngoại, Kennan không quan tâm nhiều tới những chiến dịch đàn áp của Mỹ ở Việt Nam vốn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà hoạt động chống chiến tranh; theo góc nhìn toàn cầu của ông, những động thái ấy là triệu chứng của căn bệnh “thiếu tri thức cơ bản” ngay từ đầu đã đẩy Mỹ vào tình thế này. Nếu Việt Nam trở thành quốc gia tiêu biểu mà Mỹ phải “giải quyết” nhằm chặn đứng sự mở rộng trên toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản, thì đã đến lúc phải xem lại mục đích của Mỹ trong các vấn đề quốc tế. Kennan còn đặt chiến tranh vào một tổng thể các vấn đề lớn hơn để dự báo rằng Mỹ đã lạc hướng. Kennan đã nhiều lần viết và phát biểu về việc gạt cộng đồng người da đen ra lề xã hội Mỹ, về quá trình tàn phá tài nguyên thiên nhiên không ngừng nghỉ và nạn ô nhiễm môi trường”, và cuối cùng là “nếp nghĩ của một bộ phận giới trẻ đang lạc hướng trong ma túy, các trò khiêu dâm hay cơn cuồng loạn chính trị.” Năm 1970, trong một bài báo xuất hiện trên tờ báo đã đăng “điều X,” (điều khoản mô tả các ý tưởng sau này trở thành nền tảng chiến lược chiến tranh lạnh của Mỹ - chú thích của biên tập), Kennan xác định rằng thảm họa hủy diệt sinh thái sắp diễn ra là một mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với loài người. Theo ông, những vấn đề môi trường cần một cơ quan giám sát quốc tế như Liên Hiệp Quốc bởi cơ sở của việc bảo vệ môi trường toàn cầu là sự hợp tác quốc tế. Kennan hy vọng rằng một tổ chức như thế có thể tránh được cái mà nhà khoa học chính trị Robert Jervis đã coi là tình trạng lưỡng nan kinh điển trong an ninh quốc tế: “Khi thiếu vắng một tổ chức nắm quyền chung để buộc thực thi các thỏa thuận, nhiều biện pháp nhằm tăng cường an ninh mà một chính phủ thực hiện có thể khiến các nước khác kém an ninh hơn, dù hệ quả này thường không phải do cố ý và không lường trước được. Đối với Kennan, những mối đe dọa an ninh ấy là vô cùng lớn: “Thực vậy, hệ sinh thái toàn cầu không được phân chia theo địa giới quốc gia; và bất cứ ai xâm phạm nghiêm trọng tới thiên nhiên tại bất cứ nơi nào cũng sẽ gây bất an lớn trong cộng đồng thế giới.”
Với Kennan, sự ám ảnh của một “thế giới hoang tàn” trong tương lai và hiện thực bi kịch mà Mỹ đã gây ra tại Việt Nam là không thể tách rời: cả hai vấn đề này xảy ra bởi cách đặt ưu tiên thiển cận và sai chỗ. Hoạt động đàn áp chủ nghĩa cộng sản, như được thực hiện ở Việt Nam, đã hủy hoại an ninh quốc gia của Mỹ và cùng lúc đặt ra câu hỏi liệu sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản có phải là sự đe dọa an ninh lớn nhất của Mỹ hay không. Kennan còn lo lắng hơn về một mối nguy mà Mỹ không để ý đến, rằng sau cả thập kỷ, chiến tranh Việt Nam sẽ trở thành cuộc đấu tranh vì sự sống còn của con người, xa rời mâu thuẫn về ý thức hệ vốn là nguồn gốc gây nên chiến tranh lạnh.
Vì vậy, phong trào khoa học đã sản sinh khái niệm chất hủy diệt sinh thái - vốn giảm thiểu sự liên quan tới chiến tranh lạnh và đồng thời tìm cách ngăn chặn các thảm họa môi trường trong tương lai thông qua các cơ chế luật pháp - cần phải được lý giải trong bối cảnh biến đổi mà Kennan đã miêu tả.
Để diễn tả tầm quan trọng của sự biến đổi này, chúng ta có thể xét những khái niệm phổ biến về sự phá hủy toàn cầu chỉ trong mười năm trước đó. Khi đó John F.Kennedy, tổng thống mới được bầu đã phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức của ông rằng nước Mỹ nên “trả bất cứ giá nào, chịu bất cứ gánh nặng nào, chấp nhận bất cứ khó khăn nào, giúp đỡ bất cứ người bạn nào, chống lại bất cứ kẻ thù nào để đảm bảo sự tồn tại và thắng lợi của tự do”. Ngài tổng thống mới sẵn sàng trả giá nào trong cuộc chiến chống chủ nghĩa công sản? Sự chèo lái của Kennedy có thể duy trì kỷ lục tránh được chiến tranh hạt nhân với Liên Xô của tổng thống Dwight Eisenhower được không, trong khi ông đã hứa sẽ tạo ra một sự thay đổi cơ bản so với chiến lược chiến tranh lạnh của người tiền nhiệm?
Nếu tình hình khủng hoảng bùng nổ thành chiến tranh hạt nhân liên lục địa, thì liệu sự sống con người trên Trái Đất có còn duy trì được hay không? Ít nhất, về điểm cuối cùng, John Kennedy và những cố vấn của mình dường như đã tìm ra một câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi chưa được kiểm chứng này. Theo như Herman Kahn, một nhà nghiên cứu của Tập đoàn RAND, cả ý niệm về sự sống sót trong môi trường sau chiến tranh hạt nhân lẫn khả năng chiến thắng của Mỹ trong cuộc chiến đó đều là những điều hoàn toàn có thể hình dung ra được.
Năm 1960, Kahn xuất bản cuốn Về chiến tranh nhiệt hạch để ca ngợi giới truyền thông và cơ sở chính sách đối ngoại của Washington. Những quan điểm của ông trong cuốn sách đã thu hút sự chú ý của nội các chính phủ Kennedy, nhiều người trong số đó là đồng nghiệp của Kahn ở RAND. Tựa đề cuốn sách rõ ràng nhắc nhớ tới cuốn Về chiến tranh, một luận thuyết lớn về chiến lược quân sự được viết bởi một nhà lý luận người Phổ Karl von Clausewitz vào đầu thế kỷ mười chín. Cuốn sách đó từng đặt ra một câu hỏi nổi tiếng khiến người ta rùng mình: sau cuộc tàn sát hạt nhân, “liệu người sống có ghen tị với người chết?”. Và Kahn đã dứt khoát trả lời không. Điều quan trọng không phải là cách Kahn đưa ra kết luận của mình - vốn dựa vào một chuỗi thuật toán di truyền khó hiểu để tính tỉ lệ sống sót của loài người - mà là sự thờ ơ của tác giả đối với những nền tảng tư tưởng có thể thúc đẩy một cuộc chiến tranh “lưỡng bại câu thương”. Đối với Kahn, điều quan trọng là phải có một chiến lược để Mỹ “chiến thắng” một cuộc chiến tranh hạt nhân. Đạo diễn Stanley Kubrick đã khắc họa nhân vật “Tiến sĩ Strangelove” với nguyên mẫu là Kahn trong một bộ phim hài rùng rợn cùng tên của mình năm 1964. Cuối phim, cảnh đám mây hình nấm đã miêu tả những gì Kubrick tưởng tượng về “chiến thắng” hạt nhân.
Trong suốt một thập kỷ, có hai diễn biến chính khiến nghiên cứu của Kahn trở nên không còn phù hợp. Đầu tiên, năm 1963, Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân đã giúp giảm căng thẳng hạt nhân giữa các cường quốc; sau khi “Khủng hoảng tên lửa Cuba” đẩy Mỹ và Liên Xô tới bờ vực chiến tranh. Cùng năm đó, sự cam kết đa phương về khu vực Tây Đức không có vũ khí hạt nhân càng khiến nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô càng thấp hơn. Thứ hai, vào cuối thập kỷ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến người ta không còn cho rằng chính sách chống cộng của quân đội đáng để mạo hiểm sinh mệnh của nước Mỹ hay thậm chí cả thế giới theo nghĩa đen. Cùng lúc đó, sự quan tâm ngày càng tăng tới môi trường dần cũng tái định hướng lại ý nghĩa cơ bản của sự sống sót - cả ở nước Mỹ lẫn toàn cầu. Lấy ý tưởng từ phong trào môi trường ngày càng mạnh mẽ sau khi Rachel Carson xuất bản cuốn Mùa xuân im lặng vào năm 1962, George Kennan là một trong những người đầu tiên chỉ ra mối tương quan giữa việc những lo ngại về chiến tranh lạnh giảm đi trong khi nỗi lo cho hệ sinh thái ngày một tăng lên.
Vì thế, vào năm 1970, những viễn cảnh về thảm họa môi trường thế giới đã mang rất ít điểm tương đồng với cảnh hoang tàn sau chiến tranh hạt nhân mà Herman Kahn đã hình dung ra vào một thập kỷ trước đó. Điểm khác biệt không nằm ở mức độ tàn phá mà là nguồn gốc của nó. Thay cho sự hủy hoại tức thì trên diện rộng do chiến tranh hạt nhân là viễn cảnh về sự hủy diệt môi trường từ từ nhưng không kém màu sắc của ngày tận thế: đất canh tác bị sa mạc hóa, những khu rừng trơ trụi, không khí đầy khói và những bãi biển tràn dầu. Càng ngày càng nhiều người tin rằng con người đang khiến hệ sinh thái trở nên tồi tệ hơn và cần phải làm một cái gì đó - và đối với rất nhiều người, đây là vấn đề lớn và cấp bách hơn cả việc Mỹ theo đuổi chiến tranh lạnh. Nhà sử học John McNeill kết luận rằng loài người đang tạo ra “một cái gì đó mới dưới ánh nắng mặt trời” (tên cuốn sách John McNeill về lịch sử môi trường thế kỷ thứ XX - chú thích của người dịch) trong những năm 1960. Và điều này phụ thuộc vào một thực tế rằng “những điều sáng suốt và quyền hạn được thiết lập sẽ đến với sự tấn công mạnh mẽ” trong thập kỷ đầy biến động ấy.
Nhưng đâu là bằng chứng rằng các vấn đề môi trường được nhiều người quan tâm vào cuối những năm 1960 dẫn tới viễn cảnh về một thế giới hoang tàn? Hay cái suy nghĩ tột cùng rằng loài người đang dần dần nhưng chắc chắn phá hủy thế giới chỉ là phản chiếu của những nỗi lo phi thực tế sản sinh từ môi trường hỗn độn của nền công nghiệp hóa thế kỷ mười chín? Hơn nữa, có phải quan điểm này đã tạo ra một sự phân chia lệch lạc giữa loài người tham lam và thiên nhiên thụ động, mà như vậy là đã xem nhẹ tính năng động của môi trường tự nhiên?
Trong trường hợp Việt Nam, các nhà môi trường học đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng nỗi lo sợ về ngày tận thế không chỉ là giả thuyết. Dựa vào những câu mở đầu của cuốn Mùa xuân im lặng, bản tin Sierra Club đã xuất bản cái được coi là bài cáo phó môi trường của một quốc gia: “Ngày xửa ngày xưa, có một đất nước nhỏ bé, xinh đẹp, xanh tươi và duyên dáng được gọi là Việt Nam”. Bài báo nói đến sự tàn phá môi trường nặng nề của chiến dịch Ranch Hand “khủng khiếp” và “rùng rợn”, bao gồm: “Vào cái thời điểm mà thai nhi dị dạng và dấu hiệu cho thấy thiên nhiên bị tàn phá lâu dài, khó hồi phục xuất hiện ngày càng nhiều thì rõ ràng ta đã thành công. Việt Nam đã được cứu. Nhưng đất nước đó đã chết”. “Cái chết” của một quốc gia như một điềm báo cho viễn cảnh mà các nhà môi trường học thường xuyên đưa ra; một tác giả cũng cho rằng sự tàn phá ở Việt Nam chính là bản phác thảo cho kế hoạch hủy diệt toàn cầu.
Các nhà khoa học đưa ra định nghĩa “chất hủy diệt sinh thái” không coi mình là các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh hay nhà hoạt động môi trường. Tuy nhiên họ vẫn hoạt động giữa trung tâm sự chuyển đổi các ưu tiên đầy phức tạp trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Ở tầm mức rộng hơn, việc xem xét sự biến đổi này đẩy những tranh luận về thuốc diệt cỏ vượt khỏi thước đo chật hẹp mà các nhà khoa học và những người phản đối chất hủy diệt sinh thái dựng nên; trước hết đây là thảm họa sinh thái cần được nghiên cứu khoa học độc lập, và chẳng bao lâu sau đó nó trở thành một hình thức diệt chủng. Vì thế, hành động của các nhà khoa học giúp chúng ta hiểu thêm về sự tương hỗ giữ những sách lược đàn áp ở Việt Nam và những phong trào phản đối mà chúng kích khởi.
Con Đường Da Cam Con Đường Da Cam - David Zierler Con Đường Da Cam