Not all of us have to possess earthshaking talent. Just common sense and love will do.

Myrtle Auvil

 
 
 
 
 
Tác giả: Kim Dung
Thể loại: Kiếm Hiệp
Nguyên tác: 倚天屠龍記
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 102
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 12816 / 412
Cập nhật: 2015-09-04 00:11:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi Thứ 17 - Ngọc Diện Hoả Hầu
àng mừng rỡ vô cùng, liền giơ tay ra vẫy.
Con hoả hầu ở trên đảo này chưa hề gặp người bao giờ, thấy hai người tướng mạo rất đẹp, ngỡ hai người là đồng loại của nó, nên giơ tay ra vuốt tay Tố Tố.
Nàng liền chỉ đàn gấu trắng ở dưới chân và nói:
- Lũ gấu tai quái kia định căn chúng tôi, người đuổi chúng nó đi đi.
Con ngọc diện hoả hầu rất khôn ngoan, tuy không biết nghe tiếng người nhưng thấy Tố Tố chỉ trỏ là hiểu được ngay, bèn rú lên một tiếng, rồi tung mình nhảy xuống gốc cây, hai tay túm lấy đầu một con gấu, xé mạnh một cái, óc con gấu phọt ra ngay. Nó moi bọ óc của con gấu đem lên cành cây đưa cho Tố Tố, hình như mời nàng thưởng thức vậy.
Hai người thấy con ngọc diện hoả hầu chỉ giơ tay xé một cái đầu con gấu nứt ra làm đôi, đủ thấy sức mạnh và móng tay bén nhọn của nó lợi hại hơn bất cứ con mãnh thú nào. Quả thật là một thần thú hiếm có trên thế gian.
Tố Tố không dám ăn bộ óc gấu còn nóng hổi ấy, nhưng nàng sợ mích lòng con hoả hầu đành phải cầm lấy bộ óc gấu mà gượng cắn một miếng rồi đưa ngay cho Thuý Sơn. Ngờ đâu ăn vào miệng, nàng mới thấy óc gấu ngon khôn tả, ngon hơn cả óc dê óc cá nhiều.
Nàng vội cướp bộ óc mà Thuý Sơn đang ăn, vừa cười vừa nói với con hoả hầu:
- Cám ơn! Cám ơn!
Con hoả hầu lại tung mình xuống dưới gốc cây chỉ trong nháy mắt, nó đã đem được lên hai bộ óc gấu nữa, đưa một bộ cho Thuý Sơn tự ăn một bộ, có vẻ ngon lành. Có điều rất lạ là đàn gấu không dám kháng cự và cũng không dám đào tẩu, cứ nằm phục xuống đất run sợ cho con hoả hầu tha hồ giết hại.
Tố Tố thấy vậy, vừa cười vừa nói:
- Chú hoả hầu, chú giết hết lũ gấu ác ấy cho tôi. nếu chú không tới cứu có lẽ giờ đây hai chúng tôi đã bị đàn gấu này ăn thịt rồi.
Con hoả hầu vâng lời rồi nhảy xuống lần lượt giết hết 10 con gấu kia.
Lúc này Thuý Sơn với Tố Tố mới dám nhảy xuống.
Hai người cùng nghĩ: " Trừ con hoả hầu này, dù là mãnh hổ hay sư tử thấy bấy nhiêu gấu trắng cũng phải cao bay xa chạy, chớ đâu dám vào giết chúng như giỡn chơi vậy".
Thấy 10 ba cái xác gấu nằm la liệt dưới đất, Thuý Sơn phải động lòng thương và nói:
- Giết một cảnh cáo trăm, còn thì xua đuổi chúng đi cũng được, hà tất phải giết hết làm gì?
Tố Tố đang mải dắt tay con hoả hầu đi, tỏ vẻ thân thiện với nó, chợt nghe Thuý Sơn trách như vậy, giật mình nghĩ thầm:" Ngũ ca không bằng long ta hạ thủ quá nhiều, vậy từ nay ta phải thay tâm đổi tánh mới được".
Ðoạn nàng vừa cười vừa nói:
- Lúc này anh lại thương lũ gấu rồi. Nếu không có chú hoả hầu tới cứu thì chúng có thương hại chúng ta không?
Thuý Sơn đáp:
- Nếu chúng ta cũng tàn nhẫn như bầy gấu trắng thì chúng ta có khác gì chúng đâu?
Tố Tố vừa cười vừa nói:
- Thú dữ có con lành. Anh xem chú hoả hầu này chẳng hạn, sức mạnh hơn anh và còn đẹp trai hơn anh nữa.
Thuý Sơn cũng cười theo:
-Ối chà, em không sợ anh ghen hay sao?
Hai người đã thoát nạn lớn và khỏi chết, nên vừa cười vừa nói đùa với nhau, thích thú vô cùng.
Ngọc diện hoả hầu cứ nhảy quanh hai người cũng tỏ vẻ vui lây.
Hình như từ lâu nó sống cô độc trên hòn đảo này nay bỗng gặp được bạn thân tới thăm.
Thuý Sơn lại nói:
- Không biết trong thạch động kia có gấu con không? Chúng ta vào thử xem.
Tố Tố bèn dắt tay con hoả hầu ỷ có nó làm hộ vệ nên cứ đi thẳng vào trong động.
Trong động rất rộng, sâu chừng tám chín trượng ở khoang giữa có một lố hổng tựa như một cái cửa sổ, ánh sáng mặt trời chiếu vào. Trong thạch động có rất nhiều phân gấu, hôi thúi vô cùng.
Tố Tố bịt mũi lại nói:
- Hang này tốt thực, phải cái hôi thúi không sao chịu được.
- Khó gì! Chúng ta cứ quét rửa sạch sẽ, chỉ năm bữa nửa tháng là hét múi hôi ngay.
Tố Tố nghĩ thầm:" Từ nay ta cũng chàng ăn ở trên đảo này, qua những ngày tháng vô cùng vô tận, cho tới chết mới thôi!" Nàng vừa mừng vừa đau lòng khôn tả.
Thuý Sơn bẻ cành cây bó thành cây chổi thật lớn bắt đầu quét phân gấu.
Tố Tố cũng giúp một tay.
Con hoả hầu tinh khôn cũng bắt chước quét dọn, nhưng càng quét càng bừa bãi thêm. Thấy nó là ân nhân đã cứu mình thoát chết, hai người để mặc cho nó phá phách thoả thích.
Quét dọn sạch sẽ, hai người vẫn còn ngửi thấy mùi hôi thối.
Tố Tố nói:
- Nếu gần đây có suối thì ta lấy nước lên rửa cho thật sạch, nhưng chúng ta làm sao có thùng mà đi lấy nước đây?
Thuý Sơn vội nói:
- Anh có cách.
Ðoạn chàng khuân mấy tảng băng lớn lên để trên đỉnh động, chổ có ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Tố Tố thấy Thuý Sơn có sáng kiến như vậy liền vỗ tay khen ngợi:
-Hay lắm.
Những tảng băng bị ánh sáng mặt trời chiếu vào tan ra thành nước chảy xuống dưới động.
Thế là hai người đã có nước rửa sạch hang.
Tố Tố dùng kiếm xẻ thịt và mỡ gấu để thành đống.
Nơi đó, tuy có núi lửa nhưng dầu sao cũng thuộc miền Bắc Cực tiết trời vẫn giá lạnh, nên thịt để năm bảy tháng vẫn không hư.
Làm xong thịt gấu, Tố Tố thở dài một tiếng nói:
-Nếu chúng ta có một bếp lửa để thui bàn tay gấu để ăn thì ngon biết bao!
Thuý Sơn ngước nhìn ngọn núi đang phun lửa liền đáp:
- Lửa chẳng có kia là gì? Nhưng chỉ tiếc ngọn lửa lớn quá. Dầu sao chúng ta cũng phải nghĩ ra cách đem lửa ấy về đây.
Ðêm đó hai người ăn một bữa óc gấu no nên rồi leo lên cây ngủ.
Sáng hôm sau, Tố Tố thức dậy, chưa mở hẳn hai mắt đã nói:
- Thơm quá, thơm quá.
Ðoạn nàng liền leo xuống dưới gốc cây ngửi thấy mùi thơm ở trong động xông ra bèn cùng.
Thuý Sơn dắt tay nhau vào thạch động mới hay con hoả hầu đã hái rất nhiều hoa thơm cỏ lạ đem về, chất thành đống giữa thạch động.
Lúc ấy nó đang cầm những bông hoa tung đi tung lại, nhảy nhót tỏ vẻ thích thú lắm.
Tố Tố bình sinh rất yêu hoa thơm cỏ lạ, nay bỗng thấy con hoả hầu hái về nhiều như thế, tất nhiên mừng rỡ vô cùng. Thuý Sơn nói:
- Em hãy xếp sự vui mừng đó qua một bên, anh có một việc muốn nói vói em.
Tố Tố thấy chàng có vẻ nghiêm nghị hoài nghi vô cùng liền hỏi:
- Có việc gì thế?
- Anh nghĩ ra cách lấy lửa rồi.
- Tưởng là việc gì quan trọng, vậy anh nói mau cho em nghe đi.
- Miệng hoả diệm sơn bốc lửa rất lớn, chúng ta không sao tới gần được, bây giờ chúng ta có cách là dùng vỏ cây, kết thành một sợi dây thừng lớn, phơi khô rồi đem..
Tố Tố vỗ tay khen:
- Hay lắm! Hay lắm! Rồi chúng ta cột một hòn đá vào đầu giây thừng mà tung vào miệng hoả diệm sơn, để cho lửa cháy dây, thế là chúng ta lấy được lửa ngay.
Hai người ăn thịt sống đã lâu, nên rất nóng lòng lấy được lửa. Thế rồi hai người ra tay bóc vỏ cây kết thành một sợi dây thừng dài hơn trăm trượng.
Ngày thứ tư, sợi dây đó mới thực sự khô, hai người đem cuộn dây thừng đó vể phía núi lửa.
Miệng hoả diệm sơn trông không xa mấy, nhưng hai người đi hơn bốn mươi dặm mà vẫn thấy chưa tới.
Hai người càng đi càng thấy nóng, thoạt tiên họ cởi hết áo da hải báo ra, sau cùng, chỉ còn một cái áo đơn mà vẫn còn thấy nóng. Hai người đi được hơn một dặm nữa đã thấy miệng khô mồ hôi toát ra như tắm và thấy nới ấy không có một ngọn cỏ xanh.
Thuý Sơn kê vai vác cuộn dây thừng lớn đi sau, thấy tóc của Tố Tố cũng đã bắt đầu quăn lên, trong lòng rất ái ngại và nói:
- Em đợi anh ở đây, mình anh lên được rôøi.
Tố Tố nũng nịu đáp:
- Anh nói như thế nữa, em không chịu đâu! Thà suốt đời ăn thịt sống chớ không khi nào em để anh một mình mạo hiểm đi lấy lửa như vậy.
Thuý Sơn mỉm cười, rồi hai người tiếp tục đi hơn một dặm nữa.
Lúc này cả hai đều thở hông hộc như bò rống.
Tuy nội công rất tinh thâm, Thuý Sơn cũng cảm thấy hoa mắt đầu óc choáng váng.
Chàng vội nói:
- Thôi chúng ta hãy ngừng lại ở đây và cố hết sức tung dây thừng lên, nếu không tung được thì cũng đành vậy.
Tố Tố liền xen lời:
- Nếu không lấy được lửa, thì chúng ta sẽ làm người rừng ăn lông ở lỗ vậy, chớ biết phải làm sao bây giờ.
Nói tới đây nàng đã loạng choạng suýt ngã vội bám lấy Thuý Sơn, đứng vững lại được.
Thuý Sơn lượm một hòn đá, cột vào đầu dây thừng rồi nín hơn cố sức chạy mấy trượng vội quát lớn một tiếng:
- Ði!
Tuy sợi dây thừng đó dài trăm trượng nhưng vẫn còn cách miệng hoả diệm sơn khá xa.
Hai người đứng đợi chờ mãi mà không thấy sợi dây đó bốc cháy.
Hai người chờ một lúc lâu đã thấy hai măt nóng như bị thiêu.
Thuý Sơn thở dài một tiếng và nói:
- Phương pháp lấy lửa này đã thất bại. Chúng ta đành phải rút lui va theo phương pháp của cổ nhân, dùi cay hay đánh đá để lấy lửa vậy.
Tố Tố cũng nản chí vô cùng, bèn đứng dậy, đang định gọi con hoả hầu quay về, nhưng nàng thấy con hoả hầu đó đang bắt chước Thuý Sơn nhặt đá ném lên trên ngọn núi lửa có càng ném càng thích thú và không có vẻ gì sợ nóng cả.
Nàng sực nghĩ một điều: " Có lẽ con hoả hầu này chịu được sức nóng của núi lửa chăng?"
Ðoạn nàng gọi:
- Chú hoả hầu ơi, chú có thể đem sơiï dậy thừng này lên trên miệng núi châm lửa cháy lên không?
Nàng vừa nói vừa đưa tay ra dấu cho con hoả hầu làm theo. Nàng làm hiệu như vậy ba lần con hoả hầu hiểu ý cầm sợi dây chạy lên một mạch lên trên miệng núi lửa.
Con hoả hầu đi rồi, hai người lai hối hận chỉ sợ nó không biết gì tới gần lửa quá sẽ bị chết cháy nên Tố Tố đã vội gọi lớn:
- Chú hoả hầu ơi, mau quay trở lại.
Nàng vừa kêu xong, đã thấy đầu sợi dây thừng bốc khói và con hoả hầu đang kéo sợi dây thừng bốc lửa đó quay trở lại. Trước sau không đầy nửa tiếng đồng hồ, thật là nhanh chóng vô cùng.
Tố Tố chạy lên mấy bước đón con thú ôm vào trong lòng.
Còn Thuý Sơn châm mấy bó đuốc đã đem theo sẵn vào lửa ở sợi dây thừng tiếp được lửa rồi, hai người mới để ý nhìn con hoả hầu, thấy lông của nó không bị cháy xém một sợi nào cả. Cả hai người ngạc nhiên vô cùng.
Thế rồi hai người cùng con hoả hầu vui vẻ trở về động.
Tố Tố châm lửa vào đống củi, không bao lâu đống củi đó đã cháy to khiến hang động ấm áp như giữa tiết trời xuân.
Trên thế gian này bất cứ con dã thú nào cũng rất sợ lửa, riêng con hoả hầu này lại rất thích nghịch lửa cứ lăn đi lộn lại trên đống lửa mà không bị cháy một sợi lông nào cả. Thấy vậy Thuý Sơn sực nghĩ tới xưa kia sư phụ chàng có kể một câu chuỵen tương tự như vậy bèn đem kể lại cho Tố Tố nghe:
- Sư phụ anh nói, có một thứ chuột, tên là hoả thử lông dài hơn tấc, vào lửa không việc gì người ta lấy lông của nó dệt thành vải thứ vải đó gọi là hoả hầu hoàn bố. Thứ vải này lúc dơ, lấy nước rửa không sạch phải bỏ vào lửa thiêu đốt một hồi thì sạch sẽ như mới. Anh chắc chú hoả hầu này cũng như con hoả thử vậy.
Tố Tố vừa cười vừa nói:
- Khi nào chú hoả hầu rụng lông em sẽ lấy những lông đó dệt thành hoả hoan bố may cho quần áo cho anh nhưng chờ tới khi lông của chú hoả hầu rụng đủ để dệt vải cũng ít ra phải hai ba trăm năm trường. Như vậy anh phải sống lâu như vậy mới được.
Có lửa rồi, hai người nấu băng thành nước, và nướng thịt gấu ăn. Từ khi phiêu lưu trên mặt biển tới giờ, hai người chưa hề được ăn một bữa thịt chín nào cả. Lúc này được ăn một bàn tay chú gầu thui chín, cả hai cảm thấy thơm và ngon vô cùng, hai người ăn nhanh quá suýt nhai cả lưỡi.
Con hoả hầu chỉ ăn óc gấu thôi, chứ không biết ăn thịt như hai người. Ngoài ra nó phải kiếm trái cây ăn thêm.
Tối hôm đó, trong hang động mùi thơm của những bông hoa ngào ngạt, ánh sáng lửa chiếu lạp loè. Từ khi kết thành vợ chồng đến giờ, mãi tới đêm hôm đó hai người mới hưởng lạc thú của tuổi xuân.
Sáng sơm hôm sau, Thuý Sơn ra ngòài cửa động ngắm cảnh trong lòng đang thảnh thơi, thì bỗng thấy xa xa, trên những tảng đá lởm chởm có một bóng người to lớn sừng sững đang đứng sừng sững chàng nhận ra ngay là Tạ Tốn, trong lòng kinh hãi khôn tả.
Trải qua bao nhiêu giông ba bão táp, chàng với Tố Tố mới đến được hòn đảo này, tưởng sẽ được an cư lạc nghiệp nơi đây, nhưng ngờ đâu tên ma đầu ấy lại theo dõi tới đây.
Chàng vừa ngẫm nghĩ vừa đứng như một tượng đá, không hề cử động chút nào. Sau thấy Tạ Tốn đang loạng choạng đi tới, đoán chắc sau khi bị mù, không sao bắt được thú và hải báo để ăn như trước, nên y mói bị đói rét như vậy và gầy còm đến nỗi không còn hơi sức như thế kia.
Chàng thấy y đi được vài trượng, liền ngã nằm thẳng cảng ra đất.
Thuý Sơn vội chạy vào động, Tố Tố thấy chàng vào nũng nịu gọi:
- Ngũ ca, Ngũ ca.
Nàng chợt thấy sắc mặt của Thuý Sơn rất nghiêm nghị nen không dám hỏi tiếp nữa, Thuý Sơn vội hỏi:
- Tên Tạ Tốn đến rồi đấy.
Tố Tố giựt mình rồi hỏi khẽ:
- Anh đã thấy rồi?
Nhưng nàng nhớ lại Tạ Tốn đã bị mù, long mới bớt hốt hoảng, liền hỏi tiếp:
- Chúng ta là người mắt sáng, chẳng lẽ không đối phó nổi với một tên mù sao? Huống hồ bây giờ chúng ta có thêm chú hoả hầu nứa.
Thuý Sơn gật đầu nói:
- Vì y quá đói mà y chết giấc.
Tố Tố cướp lời:
- Chúng ta tới gần đó xem sao.
Ðoạn nàng xé bốn mảnh giẻ ở tay áo ra đưa hai mảnh cho Thuý Sơn rồi cả hai nhét vào lỗ tai.
Tay cầm trướng kiếm tay dắt hoả hầu, nàng cùng Thuý Sơn ra khỏi động, tới cách chỗ Tạ Tốn chừng độ hơn bảy tám trượng.
Thuý Sơn liền lên tiếng hỏi:
- Tạ tiền bối có muốn ăn cái gì cho đỡ đói không?
Tạ Tốn đột nhiên nghe có tiếng người, mặt tỏ vẻ kinh hãi và mừng rỡ. Về sau y nhận ra tiếng của Thuý Sơn, nét mặt liền sa sầm một lát rồi y mới gật đầu.
Thuý Sơn liền ném cho y một miếng thịt gấu chớ không đến gần:
- Tạ tiền bối hãy bắt lấy.
Tạ Tốn gượng ngồi dậy theo hơi gió, giơ tay ra bắt luôn miếng thịt, rồi đưa lên miệng từ từ ăn. Thuý Sơn thấy Tạ Tốn là một đại hán hùng mạnh như rồng như hổ, nay bị đói rét đến nỗi suy nhược như thế.
Tạ Tốn ăn hết nửa miếng gấu lớn, liền nằm phục xuống đất ngủ ngay, Thuý Sơn đốt lửa cạnh đó để y khỏi bị rét và cũng để cho quần áo y mau khô.
Ngủ đến trưa hôm sau, Tạ Tốn mới thức dậy lên tiếng hỏi;
- Ðây là nơi nào?
Hai vợ chồng Thuý Sơn ngồi cạnh đó thấy y ngồi dậy và lên tiếng hỏi vội móc miếng giẻ ở tai ra để nghe, Thuý Sơn đáp:
-Ðây là một hòn đảo ở Bắc Cực, không có một bóng người.
Tạ Tốn "ủa" một tiếng,ngẩn người ra nghĩ ngợi một lát rồi tiếp:
- Như vậy chúng ta không còn hy vọng trở vể Trung Nguyên nữa phải không?
Thuý Sơn đáp:
- Còn tuỳ lòng trời quyết định.
Tạ Tốn liền lớn tiếng mắng chửi:
- Trời là cái quái gì? Cẩu thiên tặc thiên cường đạo thiên thì có!
Y luôn mồm chửi rủa, chửi chán, y lại đưa miếng thịt gấu lên ăn và hỏi:
- Hai người định đối xử với ta ra sao.
- Tạ tiền bối, vợ chồng chúng tôi.
Tạ Tốn hỏi:
- Ủa hai người thành vợ chồng rồi à?
Mặt Tố Tố đỏ bừng, nhưng có vẻ đắc chí liền đáp;
- Vạn sự nhờ Tạ tiền bối tác thành, Tạ tiền bối không khác gì ông tơ bà nguyệt chúng tôi rất cảm tạ tiền bối.
Thuý Sơn đỡ lời tiếp:
- Chúng tôi bắn mù mắt tiền bối nên bị lương tâm cắn rứt vô cùng, nhưng việc đã qua thì dù ăn năn cũng không cứu vãn được. Nếu số trời đã định chúng ta sống trên hoang đảo này và suốt đời chúng ta không có hy vọng về Trung Nguyên nữa, thì vợ chồng chúng tôi xin phụng dưỡng tiền bối mãi mãi.
Tạ Tốn gật đầu thở dài đáp:
- Ðành chịu vậy chớ biết làm sao bây giờ.
Thuý Sơn lại nói:
- Vợ chồng chúng tôi tình thâm nghĩa trọng thề cùng sinh cùng tử, nếu bịnh khùng của tiền bối tái phát mà tiền bối giết một trong hai chúng tôi thì người thứ hai sẽ phải chết theo.
Tạ Tốn vội đỡ lời:
-Theo lời Ngũ hiệp nếu hai vợ chồng Ngũ hiệp đều chết cả mà tôi lại mù, thì trên hoang đảo này cũng không sao sống được, phải không?
Thuý Sơn đáp:
- Ðúng thế!
Tạ Tốn lại tiếp:
- Bbiết vậy sao hai người còn nhét giẻ vào lỗ tai làm gì?
Thuý Sơn và Tố Tố nhìn nhau cả cười, vội lấy những mảnh giẻ trong tai ra và cũng kinh hãi nghĩ thầm:
- Người này tuy mù nhưng hai tai rất thính, nếu không phải trên đảo hoang này thì cũng chẳng cần chúng ta phụng dưỡng.
Thuý Sơn thấy Tạ Tốn là một người bác học, liền yêu cầu y đặt cho hòn đảo một cái tên.
Tạ Tốn nói:
- Hòn đảo này có những tảng đá băng từ vạn năm đến giờ và có ngọn núi lửa rất đặc biệt, vậy chúng ta gọi là "băng hoả đảo.
Từ đó trở đi, ba người an cư lạc nghiệp vói con khỉ lông vàng ở trên đảo.
Hai vợ chồng Thuý Sơn trồng trọt ở cạnh hang, lấy đất nắn bát đĩa và hấp lò, lần lần có đủ cả đồ dùng hàng ngày.
Tạ Tốn không còn cãi vã với hai người nữa, suốt ngày chỉ cầm thanh dao Ðồ Long, cúi đầu ngẫm nghĩ.
Vợ chồng Thuý Sơn thấy y tội nghiệp như vậy thỉnh thoảng cũng khuyên y đừng để ý đến sự bí mật trong bảo đao làm gì.
Nhưng Tạ Tốn trả lời:
- Tôi cũng biết tìm ra được bí mật của bảo đao cũng vô ích, vì mình phải ở mãi trên hoang đảo này. Tuy nhiên suốt ngày tôi rảnh rỗi, không biết làm gì cho hết thời gian nên mới nghĩ ngợi để tiêu khiển thôi.
Hai người nghe y nói cũng có lý nên không khuyên can nữa.
Cách hang của ba người chừng nửa dặm có một cái động nhỏ.
Thuý Sơn tốn 10 ngày quét dọn bài trí thành một căn nhà đủ tiện nghi cho Tạ Tốn ở. Thoáng cái đã mấy tháng. Vào một hôm, hai vợ chồng Thuý Sơn dắt tay nhau ra dạo chơi ở một khu rừng rậm rạp, cây cao chọc trời.
Thuý Sơn định vào bên trong dò xét nhưng con hoả hầu cứ kêu chít chít và lắc đầu hoài, hình như báo cho hai người biết là vào trong đó rất nguy hiểm.
Tố Tố có vẻ lo âu bèn nói:
- Chú hoả hầu này cản trở, vậy ta không nên vào trong đó làm gì Thuý Sơn lấy làm lạ nghĩ thầm:
- Tố Tố xưa nay là người rất tò mò, sao gần đây nàng có vẻ thẫn thờ lười biếng, không muốn dính líu tơi việc gì cả?
Nghĩ tới đó, chàng lên tiếng hỏi:
- Em có thấy khó thở không? Em có được khoẻ không?
Tố Tố xấu hổ hai má đỏ bừng khẽ đáp:
- Không sao cả!
Thuý Sơn thấy nàng có vẻ e lệ lại hỏi tiếp.
Tố Tố vừa cười vừa nói:
- Trời xanh thấy chúng ta buồn tẻ nên cho thêm một người xuống với chúng ta cho vui vẻ..
Thuý Sơn ngơ ngác một hồi rồi như chợt hiểu ra, mừng rỡ vô cùng liền hỏi:
- Em có thai phải không?
Tố Tố vội nói:
- Anh nói khẽ chứ, người ta nghe thì sao?
Nói xong cau ấy, nàng cũng phì cười, vì nơi đây chỉ có hai vợ chồng nàng thôi, có người thứ ba nào đâu mà nghe.
Tiết trời đã biết đổi, lúc bấy giờ ngày thì ngắn, đêm thì dài, khí hậu ngày càng rét mướt hơn trước nhiều.
Tố Tố càng ngày càng thấy mỏi mệt, mọi việc nấu nướng khâu vá cứ phải gượng làm.
Ðêm hôm đó, đã tới ngày khai hoa nở nhuỵ, bên đống lửa hồng, hai vợ chồng đang ngồi tựa lưng nhau trò chuyện.
Tố Tố liền nói:
-Ngũ ca thử đoán xem em sẽ sinh trai hay gái?
Thuý Sơn đáp:
- Nếu sinh gái thì thế nào cũng giống em, va sinh trai thì giống anh. Nhưng dù em sinh trai hay gái thì anh cũng vui mừng cả.
- Không em muốn con của chúng ta sẽ là trai, vậy anh hãy đặt tên cho con trước đi.
Thuý Sơn "ứ" một tiếng nhưng nghĩ mãi không ra được một cái tên nào cho thích hợp.
Tố Tố lại nói:
-Mấy hôm nay hình như anh có tâm sự gì, em thấy anh ngơ ngẩn suốt ngày.
-Có gì đâu em. Chỉ vì anh nghĩ mình sắp làm cha nên trong long vui sướng quá thành ngớ ngẩn đấy thôi.
Tuy chàng vừa cười vừa nói, nhưng Tố Tố vẫn thấy chàng có vẻ lo âu.
Tố Tố vốn là người thông minh, liền dùng giọng êm dịu hỏi:
- Có việc gì mà anh lại giấu em? Anh làm vậy em thêm lo sợ. Anh đã thấy có gì bát lợi cho chúng ta chăng?
Thuý Sơn thở dài đáp:
- Anh chỉ mong những điều lo âu đó sẽ không thành hiện thực, mấy ngày nay anh thấy Tạ tiền bối khác thương lắm.
- Em cũng thấy sắc mặt của y càng ngày càng có vẻ hung ác, hình như y sắp phát khùng lên vậy.
Thuý Sơn gật đầu ròi tiếp:
- Có lẽ y nghĩ mãi không tìm ra được sự bí mật của con dao Ðồ Long, mới đâm ra phiền não cũng nên?
Nước mắt của Tố Tố chảy dài trên má, nhưng Thuý Sơn đã trấn an nàng:
- Anh đã có kế hoạch em đừng lo, kể từ ngày mai, chúng ta dọn vào động mà ở, đào một cái hố sâu bên ngoài động, lấy lông gấu và đốt mềm phủ lên.
- Kế rất hay, nhưng hằng ngày anh phải ra ngoài săn ban, nếu bị y hành hung thì sao?
- Một mình anh thì dể đào tẩu lắm, hễ thấy tình thế hơi bất lợi là anh leo lên trên suờn núi.
Y đã mù, làm sao đuổi theo kịp anh.
Sáng sớm hôm sau, Thuý Sơn liền đào một cái hố sâu ở ngoài động vì không có cuốc xẻng chàng chỉ dùng cành cây nên tốn khá nhiều công phu và thời gian, liền trong bảy ngày mới đào được có ba trượng.
Chàng thấy Tạ Tốn càng ngày càng có vẻ khác thường, thỉnh thoảng cứ cầm con dao Ðồ Long múa tít lên.
Thấy vậy chàng cố công đào cho cái hố sâu thêm nữa, chàng định đào sâu tới năm trượng thôi, rồi chàng trồng những cây nhọn và để những mẩu đá lởm chởm ở dưới đáy hang.
Cái hố đó bên trên rộng bên dưới hẹp nếu Tạ Tốn toan xông vào động thì sa hố liền.
Ngày hôm đó, vừa ăn xong bữa trưa, Tạ Tốn cứ lẩn quẩn ở bên ngoài động, thấy vậy, Thuý Sơn không dám đào nữa, sợ y nghe tiếng sinh nghi. Nhưng chàng cũng không dám ra ngoài.
Tạ Tốn cứ luôn mồm mằn chửi trời đến chửi Ðông Hải quan âm, chửi Diêm Vương thập điện và chửi cả Tam Hoạng Ngũ Ðế, Nghiêu thuấn, không chừa một ai.
Thuý Sơn chỉ yên lặng nghe Tạ Tốn chửi, đến khi Tạ Tốn chỉ đến tên sư phụ chàng là Trương Tam Phong chàng mới nổi giận định lên tiếng cãi lại thì bỗng Tạ Tốn quát lớn một tiếng và tiếp:
- Trương Tam Phong là người không ra gì, đệ tử của y là Thuý Sơn lại càng tệ hơn, ta phải vào giết y rồi mới nói chuyện.
Ðoạn y cầm con dao lướt vào trong động, Thuý Sơn vội theo vào. Nhưng Tạ Tốn đã rơi xuống hố.
Dưới hố chưa trồng cây nhọn và đá lởm chởm nên Tạ Tốn không bị thương, chỉ giật mình kinh hãi thôi.
Thuý Sơn vội lấy hai cành cây cạnh đó, chỉ chờ Tạ Tốn vừa leo lên là chàng nhắm đầu y đánh xuống ngay.
Ngờ đâu Tạ Tốn nghe tiếng gió lẹ làng bắt được cành cây giựt mạnh một cái.
Thuý Sơn buông cành cây ra nhưng hổ khẩu tay của chàng đã nứt và gan bàn tay đá bị cành cọ sát máu tươi chảy ròng ròng. Nhưng Tạ Tốn lại té xuống hang.
Lúc ấy, Tố Tố sắp ở cữ, nàng đang đau bụng từ sáng nên nằm trong động. Thoạt tiên thấy Tạ Tốn cứ quanh quẩn ở ngoài cửa động, nàng đã biết Tạ Tốn có ý định gì rồi.
Sau nàng lại thấy Tạ Tốn xông vào và té xuống hố, Thuý Sơn dùng cành cây đánh rốt cục bị Tạ Tốn cướp mất cành cây. Trong lúc tình thế nguy cấp, Tố Tố không còn biết đau bụng nữa vội chụp thanh trường kiếm để cạnh ném cho Thuý Sơn.
Thuý Sơn bắt được thanh trường kiếm nghĩ thầm:
- Tên này võ công cao siêu hơn ta gấp bội, y còn leo lên lần nữa, nều dùng kiếm chém y thì thế nào y cũng cướp được ngay.
Nghĩ tới đó, chàng hoảng sợ, về sau đột nhien nghĩ ra một kế:
- Mắt y đã mù, sở dĩ cướp được khí giới của ta là nhờ nghe tiếng gió của khí giới.
Chàng vừa nghĩ tới đó đã nghe Tạ Tốn ha hả cười.
Chàng nhắm chỗ y sẽ nhảy lên giơ mũi kiếm để yên nơi đó mà đón. Chỉ nghe soẹt một tiếng, Tạ Tốn nhảy lên vừa quát thật to.
Thì ra mũi kiếm đã ngập vào trán y sâu chứng mấy tấc, bởi thế nhảy của Tạ Tốn rất mạnh nên mũi kiếm mới đâm vào sâu như vậy.
Tạ Tốn lại té nhào xuống hố. Nhờ biết thế lẹ nên y chỉ bị thương nặng thôi, bằng không y đã bị mũi kiếm đâm sâu vào cổ họng là chết ngay.
Thuý Sơn đứng ở miệng hố thấy thanh trường kiếm vẫn cắm ở trán Tạ Tốn, rung động không ngừng và máu tươi chảy ra rất nhiều.
Tạ Tốn rút thanh trừơng kiếm ra rồi xé vạt áo buộc vết thương lại.
Y thấy đầu óc choáng váng, cũng tự biết đã bị thương nặng, lại càng phát khùng thêm không còn đắn đo e dè gì cả, bèn rút thanh đao Ðồ Long ra giơ lên cao múa tít để bảo vệ đỉnh đầu rồi nhún mình nhảy lên lần thứ ba.
Thuý Sơn vội vàng nâng một tảng đá lớn, ném xuống liền, nhưng tảng đá đã bị thanh đao Ðồ Long gạt băng ra hai bên và Tạ Tốn đã lẹ làng thảy lên đứng trên miệng hố, rồi xông tới tấn công Thuý Sơn.
Chàng vừa lùi vừa đau lòng không tả, vì chàng đinh ninh hôm nay là ngày mà chàng cùng Tố Tố sẽ lìa dương thế về tay Tạ Tốn mà không thấy được mắt đứa con sắp chào đời.
Tạ Tốn sợ vợ chồng Thuý Sơn lén chạy qua cạnh y để ra khỏi động thì y không sao đuổi theo kịp nên tay phải cầm bảo đao, tay trái cầm trường kiếm y múa thế võ đại khái đại hợp khiến trong vòng hai trựơng vuông đều bị đao kiếm của y phong bế. Y đoán chắc hai vợ chồng Thuý Sơn không sao đào tẩu được long mừng không tả. đang lúc ấy bên trong động có tiếng khóc "oa oa" của đứa hài nhi mới ra đời vọng ra.
Tạ Tốn giật mình dừng lại lắng nghe tiếng trẻ nít khóc.
Thuý Sơn và Tố Tố biết đại nạn đã tới nên cả hai không để ý đến Tạ Tốn mà cứ chăm chăm nhìn vào đứa con mới lọt lòng mẹ, một đứa bé trai, cứ múa tay múa chân lớn tiếng gào khóc.
Hai vợ chồng Thuý Sơn nghĩ, nếu lúc này Tạ Tốn chỉ múa đao chém là cả hai vợ chồng cùng đứa con đều vong mạng.
Hai vợ chồng không nói nửa lời, cũng không nhìn đì nơi khác, vì họ thấy được hưởng thêm phút nào sung sướng đoàn tụ phút nào hay phút nấy.
Hai vợ chồng lấy làm mãn nguyện vì sự mong muốn đã thành, là trước khi nhắm mắt được thấy đứa con yêu quí chào đời.
(xin lỗi chuyện thiếu hai trang)
- Trương phu nhân nói rất phải, đời chúng ta kể như đã bỏ đi nhưng đứa trẻ này chúng ta không thể để nó sống cô quạnh và chết già trên hoang đảo này mà không được hưởng lạc thú nào của đời người. Vậy chúng ta phải nghĩ hết mưu kế và tận hết nhận lực để đưa nó về được Trung thổ mới nghe.
Tố Tố cả mừng, thân mình run rẩy, vội đứng dậy.
Thuý Sơn liền đỡ và kinh hãi nói:
- Tố Tố em hãy nằm xuống nghỉ đi.
- Không, chúng ta phải vái lạy Tạ tiền bối mấy lạy để cảm ơn tiền bối đã đối xử rất tốt với chúng ta.
Tạ Tốn vội xua tay:
- Khỏi cần! khỏi cần! Chẳng hay đã đặt tên cho đứa nhỏ này chưa?
Thuý Sơn đáp:
- Tại hạ sẽ đặt bừa cho nó cái tên Niệm Từ. Học vẫn của Tạ tiền bối uyên bác vậy tại hạ muốn tiền bối đặt tên cho nó một tên khác.
Tạ Tốn vừa ngẫm nghĩ vừa lẩm bẩm:
- Trương Niệm Từ. Trương Niệm Từ. Cái tên hay lắm, không cần phải đổi nữa.
Tố Tố sực nghĩ:
- Không ngờ quái nhân này thích con nít như vậy, nếu ý coi con ta như con y, thì chúng ta không sợ y giết hại nó.
Ðoạn nàng nói:
- Tôi yêu cầu tiền bối một việc, mong tiền bối không từ chối.
- Việc gì thế?
- Tôi mong tiền bối nhận đứa nhỏ này làm con nuôi. Sau này lớn lên nó sẽ cung phụng tiền bối như cha ruột vậy. Nếu nó được tiền bối dạy cho võ công suót đời nó sẽ không bị người hà hiếp. ngũ ca có tán thành ý kiến em không?
Thuý Sơn trả lời:
- Nên lắm! Nên lắm! Mong tiền bối chấp nhận.
Tạ Tốn rầu rĩ đáp:
- Con trai tôi bị người ta quật chết thân thể nát nhừ như một đống thịt vụn. Hai vị không được thấy đấy thôi.
Thuý Sơn và Tố Tố đưa mắt nhìn nhau vì cả hai cảm thấy lời Tạ Tốn có vẻ điên khùng, nhưng hai người lại nghĩ tới cảnh ngộ bi đát của y mà thông cảm và tỏ vẻ thương tiếc, Tạ Tốn lại tiếp:
(thiếu một trang)
Học được võ công của quái nhân đó. Phàm là cha mẹ, hễ thấy có lợi ích cho con dù phải hy sinh tất cả thì cũng vui lòng.
Nàng ẵm con lên, đưa cho Tạ Tốn và hỏi:
- Tạ tiền bối có thích ẵm nó không?
Tạ Tốn vội giơ tay ra ẵm đứa bé vao lòng, vui đến ứa nước mắt hai cánh tay run run nói:
- Phải, Trương phu nhân mau ẵm nó đi. Hình dạng tôi như thế này, nó thấy thì phải chết khiếp.
Sự thật đứa bé mới lọt lòng chưa đầy nửa ngày, đã hiểu gì đâu.
Tạ Tốn nói như vậy chứng tỏ y yêu thương đứa bé vô cùng.
Tố Tố mỉm cười và nói:
- Thương nó thì cứ ẵm thêm một chút nữa. Say này thằng bé lớn lên tiền bối sẽ đưa nó đi chơi quanh khắp các nơi kia mà.
Tạ Tốn lẩm bẩm:
- Thằng bé đã đói, phu nhân cho nói bú đi, tôi xin phép ra ngoài trong chốc lát.
Mắt y đã mù, dù Tố Tố có cho con bú trước mặt y cũng không sao. Lúc nổi khùng thì y định giở trò phi lễ, nhưng trái lại, lúc tỉnh táo y vẫn là một kể quân tử nho nhã.
Thuý Sơn xen lời:
- Tạ tiền bối.
Tạ Tốn vội ngắt lời:
- Không! Chúng ta đã là người nhà với nhau rồi thì từ nay trở đi hai vợ chồng đừng gọi tiền bối hay hậu bối lôi thôi. Bây giờ tôi có ý kiến này, chi bàng ba chúng ta kết nghĩa anh em với nhau, càng lợi cho đứa bé nhiều.
Thuý Sơn đáp:
- Tiền bối là bậc cao nhân, vợ chồng chúng tôi còn kém xa, tuy tiền bối cho phép như vậy.
Chúng tôi chỉ em không được xứng đáng đó thôi.
Tạ Tốn vội trả lời:
- Ngũ hiệp là người có học võ sao lại hủ hoá đến thế. Tôi gọi vợ chồng là Ngũ đệ và hai người gọi tôi là đại ca có được không?
Tố Tố vừa cười vừa nói:
- Em gọi anh là đại ca trước, anh với em kết nghĩa anh em nếu nhà em còn gọi anh là tiền bối, em cũng là tiền bối của anh ấy vậy.
Thuý Sơn vộ đỡ lời:
(truyện thiếu 4 trang)
Lên tám tôi sẽ bắt đầu dạy cho nó thì vừa. Tôi chỉ dạy hai năm là các người có thể về Trung thổ được rồi.
Tố Tố ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao đại ca lại bảo chúng tôi trở về Trung Thổ được rồi? Còn đại ca?
Tạ Tốn đáp:
- Mấy năm nay ngày nào tôi cũng để ý đến hướng gió và chiều nước chảy. Hình như mỗi năm cứ đến mùa đêm dài là có gió Nam thổi tới, và thổi luôn trong máy mươi đêm ngày không phá khuấy thì các người có thể về được đấy.
Tố Tố lại hỏi:
- Nhưng, không lẽ đại ca lại không đi với chúng tôi sao?
Tạ Tốn đáp:
- Tôi đã mù về Trung thổ làm gì?
Tố Tố tiếp:
- Dù đại ca không đi chúng tôi cũng quyết không để đại ca ở lại. Và thằng Vô Kỵ cũng đòi cho được cha nuôi cùng đi, để chiều chuộng nó.
Tạ Tốn thở dài một tiếng rồi đáp:
- Tôi đã thương nó 10 năm cũng đủ lắm rồi. Lúc nào lão tặc thiên cũng muốn phá khuấy tôi nếu để nó ở vói tôi lâu hơn nữa thế nào lão tặc thiên cũng giận lây rồi sẽ mang hoạ vào thân.
Tố Tố nghe Tạ Tốn nói bắt rùng mình, nhưng nàng sực nghĩ lại đó chỉ là lời bất thần thôi nên cũng không quan tâm tới nữa.
Thuý Sơn truyền dạy võ công cho con, toàn những môn căn bản luyện nội công.
Vì chàng thấy thằng nhỏ hãy còn bé, cốt sao cho nó có sức khỏe dồi dào.
Tới năm Vô Kỵ lên năm, Tố Tố bắt nó học võ.
Lúc nào dạy không để cho vợ chồng Thuý Sơn đứng cạnh xem.
Theo đúng qui củ của võ lâm, không cần Tạ Tốn lên tiếng, vợ chồng Thuý Sơn cũng phải xa lánh.
Vả lại vợ chồng Thuý Sơn cũng không bao giờ khảo sát võ công của Vô Kỵ tiến bộ ra sao, vì vợ chồng chàng rất tin tưởng Tạ Tốn.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, thoáng cái đã hơn 10 năm kể từ khi Vô Kỵ chào đời. Trong thời gian ấy Tạ Tốn không đếm xỉa đến thanh đao Ðồ Long. Ngờ đâu một đêm ngẫu nhiên Thuý Sơn không sao ngủ được, đi ra bên ngoài tản bộ cho mát. Dưới ánh trăng, chàng thấy Tạ Tốn ngồi xếp bằng trên đất.
( thiếu hai trang)
Còn Không Kiến đại sư quả là một vị cao tăng, võ công danh khí tuy không bàng hai người sư đệ là Không Trí và Không Tính, nhưng theo nhận xét của ngu huynh, Không Trí và Không Tính còn kém Không Kiến nhiều.
Thuý Sơn thấy Tạ Tốn không kính ngưỡng một người nào không ngờ lại khen phục Không Kiến đại sư, chàng cũng ngạc nhiên và nói:
-Chắc Không Kiến đại sư ẩn cư trong chùa thanh tu, ít đi lại trên giang hồ, nên ít người biết võ công cao siêu tới mức nào.
Tạ Tốn ngẩng mặt lên trời giây lát rồi lầm bầm tự nói:
- Tiếc thay! Tiếc thay! Một vị kỳ tài cái thế của võ lâm mà bị ta đánh luôn 10 bao quyền, chết hết sức oan uổng. Võ công của đại sư cao thật nhưng không ngờ đại sư hủ hoá đến thế? Nếu lúc đó đại sư ra tay chống đỡ thì làm gì ta còn sống sót tói bây giờ.
Thuý Sơn lại hỏi:
- Chẳng lẽ võ công của vị cao tăng đó cao siêu hơn đại ca nhiều sao?
Tạ Tốn đáp:
- Ngu huynh làm sao sánh bằng! Ngay đệ tử của đại sư cũng còn giỏi hơn ngu huynh nhiều.
Thuý Sơn càng ngạc nhiên, trong lòng có vẻ không tin và nghĩ thầm:
- Ân sư ta võ học đã hãn hữu, nhnưg đem so với Tạ Tốn, chỉ hơn nữa mức là cùng. Nếu các đệ tử của Không Kiến
đại sư võ nghệ cao siêu hơn Tạ Tốn nhiều, thì chẳng hoá ra những người đó còn giỏi hơn ân sư ta hay sao?
Tạ Tốn hình như biết rõ ý nghĩ thầm kín của Thuý Sơn liền lên tiếng nói:
- Chú không tin phải không? Ðược lắm, chú hãy kêu Vô Kỵ ra đây, để ngu huynh kể cho nó nghe chuyện này.
Thuý Sơn nghĩ thầm:
- Ðêm đã khua, Vô Kỵ đã ngủ say rồi bây giờ còn gọi nó ra đây nghe chuyện, có ích lợi gì cho nó đâu.
Nhưng chàng vẫn không dám trái lời Tạ Tốn liền quay về động gọi con dậy.
Vô Kỵ nghe nghĩa phụ cho gọi mừng rỡ vô cùng, liền gọi mẹ dậy đi theo.
Thế là vợ chồng Thuý Sơn và đứa con đem đến cạnh Tạ Tốn.
Tạ Tốn dõng dạc nói:
- Vô Kỵ, không bao lâu nữa con sẽ về Trung thổ.
Vô Kỵ ngạc nhiên:
- Trung thổ là gì hả nghĩa phụ?
Tạ Tốn xua tay bảo Vô Kỵ đừng ngắt lời, rồi tiếp:
- Nếu bè gỗ của chúng ta rủi ro chìm xuống đại dương hay bị gió bão phiêu bạt, thì không nói làm gì, còn nếu về được trung thổ thì nghĩa phụ chỉ dặn con điều này: " Lòng người đời rất thâm hiểm, trừ cha mẹ con con đừng tin ai hết. Vì ai cũng định hãm hại con đó". Chỉ tiếc lúc cha còn nhỏ không được ai khuyên bảo như vậy. Hà! Hà! Dù có ai khuyên cha đi nữa cũng cha chắc lúc bấy giờ cha nghe theo.
Năm cha lên 10, thì có căn duyên mà cha được làm môn hạ của một người rất có tên tuổi trên võ lâm. Sư phụ thấy cha có tư chất hơn người nên đặc biệt cưng cha và truyền dạy võ công hết cho cha. Hai thầy trò coi như cha con ruột. Ngũ đệ, này, lúc bầy giờ ngu huynh kính ái sư phụ vô bờ bến, cũng như ngũ đệ kính ngưỡng Trương tôn sư vậy. Năm hai mươi ba tuổi, ngu huynh rời khỏi sư môn, trở về vói gia đình. Không bao lâu, ngu huynh lấy vợ, sinh con. Gia đình rất âm cúng đời sống thật hạnh phúc.
Hai năm sau, sư phụ của ngu huynh qua làng, có ghé vào nhà thăm ngu huynh, ở chơi vài ngày. Ngu huynh với gia đình đều khẩn khoản tiếp đãi ân cần. Trong những lúc nhàn rỗi, sư phụ lại còn giả có đức độ trong võ lâm, nên đâu có ai ngờ y là người lòng lang dạ thú. Hôm rằm tháng bảy, sau khi rượu chè xong, sư phụ bỗng giở trò phi lễ với vợ ngu huynh.
Thuý Sơn và Tố Tố đông thời là lên kêu" ủa" một tiếng, vì chuyện vì chuyện sư phụ hãm hiếp vợ của một đệ tử chưa hề xảy ra trong võ lâm bao giờ.
Tạ Tốn nói tiếp:
- Tất nhiên vợ của ngu huynh không chịu kêu la ầm ỹ. Cha của ngu huynh nghe vội chạy vào trong phòng. Lúc ấy sư phụ thấy chuyện đã bại lộ, liền dùng quyền đánh chết cha ngu huynh, liền sau lại giết cả mẹ ngu huynh và đứa con mới được một tuổi của ngu huynh và Vô Kỵ
Vô Kỵ nghe Tạ Tốn nói tới tên mình:
- Tạ Vô Kỵ nào thế, hở nghĩa phụ?
Thuý Sơn liền mắng;
- Im! để nghĩa phụ kể tiếp cho mà nghe!
Tạ Tốn lại nói:
- Ðứa con đẻ của cha cũng có tên là Vô Kỵ như con vậy. Sư phụ ta nắm lấy tay nó quật xuống đất, nát như một đống thịt vụn.
Vô Kỵ không sao nhịn được, lên tiếng hỏi:
- Thưa nghĩa phụ, anh ấy còn sống không?
Tạ Tốn đáp:
- Bị quật như thế thì sống làm sao được?
Tố Tố ra hiệu bảo con đừng hỏi nữa.
Tạ Tốn ngẩn người giây lát rồi tiếp:
- Lúc đó trông thấy tình cảnh thảm khốc ấy, ta hoảng sợ mất hết hồn vía. Ta không biết đối phó ra sao cho phải, vì hung thủ là ân sư của ta mà bình sinh ta quí mến nhất. Ðột nhiên ông ta đấm một quyền vào ngực ta, thế là ta chết giấc đi lúc nào không hay. Tới khi tỉnh, thì sư phụ ta đã bỏ đi từ lâu, ta chỉ thấy xác chết đầy nhà!
Cha mẹ vợ con em gái em trai cùng đầy tờ tât cả 10 ba người đều bị sư phụ ta đánh chết hết.
Có lẽ sư phụ ta cũng tưởng ta đã chết nên không hạ thủ nữa.
Sau một trận ốm nặng, ta khổ luyện võ công. Năm năm sau ta đi kiếm sư phụ để báo thù, nhưng võ công của ta còn kém lại mạng nhục vào thân. Sau đó ta chu du khắp thiên hạ tìm học với các danh sư.
Quả nhiên có công mài sắt có ngày nên công, ta tiến bộ hơn trước nhiều.
Ta lại đi kiếm sư phụ để trả thù, ngờ đâu võ công của ta giỏi thật, nhưng võ công của y mạnh hơn ta nhiều. Lần đó ta lại mang thương tích mà đi về. Sau ta lại khổ công tập luyện Thất Thương quyền, ba năm sau liền đã thành công. Ta tin tưởng là có thể ngang tài với những tay đệ nhất thiên hạ, sư phụ ta quyết không địch nổi ta. Lần thứ ba ta đi tìm kiếm thì y dọn nhà đi mất, không ai hay biết. Ta đi khắp giang hồ để kiếm y, nhưng không sao tìm ra tung tích y. Ta tức giận vô cùng, liền đi tới đâu cướp bóc gian dâm giết người phóng hỏa tới đó. Mỗi khi kết liễu một vụ án ta để lại tên họ của sư phụ ta tại đó.
Thuý Sơn và Tố Tố lại kêu "ủa" một tiếng. Tạ Tốn lên tiếng hỏi:
- Ngũ đệ và hiền muội có biết sư phụ của ngu huynh không?
Tạ Tốn gật đầu đáp:
- Có phải đại ca là đệ tử Hỗn Nguyên phích lịch Thủ Thành Khôn không?
Thì ra hai năm trước đây, từ Liêu Ðông tới Lãnh Nam, trong nửa năm trời, liên tiếp xảy ra hơn ba mươi vụ, nhiều hào kiệt có tên tuổi đột nhiên bị giết một cách mờ ám, vụ nào hung thủ cũng để lại miếng giấy ghi tên Hỗn Nguyên Phích Lịch Thủ Thành Khôn. Người bị giết hại, hoặc là trưởng môn phái, hoặc là một lão anh hùng giao du rộng. Chỉ một vụ cũng đủ làm chấn động giang hồ huông hồ liên tiếp hơn ba mươi vụ.
Lúc ấy Võ Ðang Thất Hiệp thừa lệnh sư phụ xuống núi điều tra, nhưng không tìm ra manh mối.
Người trong võ lâm đều biết hung thủ cố ý gieo hoạ cho Thành Khôn vì Thành Khôn xưa nay là bạn tri kỷ của y nên ai cũng đoán hung thủ không phải là Thành Khôn nhưng không ai biết rõ là ai.
Nếu hôm nay Tạ Tốn không kể lại chuyện này thì Tố Tố và Thuý Sơn làm sao biết rõ được.
Tạ Tốn lại tiếp:
- Ngu huynh mạo tên Thành Khôn đi giết người, gây ra các vụ như vậy là muốn bắt buộc y phải ra biện bạch, nhưng ngờ đâu y lại làm thinh mãi. Ðồng thời ngu huynh cũng nghĩ rằng: "Dù y có ẩn nấp nhưng một khi cả trăm cả ngàn người trong võ lâm đi kiếm thì chẳng phải có kết quả hơn một mình ngu huynh đi tìm "
Tố Tố xen vào:
- Kế của đại ca rất hay, nhưng chỉ tội nghiệp cho những người bị đại ca giết oan mà thôi.
- Thế cha mẹ vợ con của ngu huynh bị Thành Khôn giết chẳng oan uổng sao? Vậy có ai thương tiếc đâu? Ngu huynh thấy hiền muội trước kia cũng nhanh nhẩu đấy, nhưng từ khi làm vợ Ngũ đệ tới giờ trong 10 năm tính nết đã thay đổi hẳn, suốt ngày mở mồm là nói những câu đạo đức hão huyền.
Tố Tố liếc mắt nhìn chồng, mỉm cười rồi đáp:
- Chẳng hay về sau đại ca có kiếm thấy Thành Khôn không?
- Không. Sau ngu huynh ở lại Lạc Dương chỉ gặp Tống Viễn Kiều thồi.
Thuý Sơn kinh ngạc hỏi:
- Có phải đại sư ca Tống Viễn Kiều của đệ không?
Tạ Tốn đáp:
- Phải. Chính người đứng đầu Võ Ðang Thất hiệp. Ngu huynh thấy tạo nên mấy chục vụ án làm đảo lộn cả giang hồ mà vẫn chưa tìm thấy sư phụ của ngu huynh là Thành Khôn
Vô Kỵ xen lời:
- Thưa nghĩa phụ, y đã làm như vậy, tại sao nghĩa phụ còn gọi y là sư phụ?
Tạ Tốn gượng cười đáp:
- Nghĩa phụ quen gọi như vậy từ hồi nhỏ, hơn nữa võ công của nghĩa phụ phần lớn do y truyền dạy thì tuy y là người rất tồi bại.
Tạ Tốn xoa đầu Vô Kỵ và thuật tiếp:
- Ðêm hôm đó ta ăn cơm tối xong đang ngồi trong khách điếm dưỡng thần. Ta biết Tống Viễn Kiều là người đứng đầu trong Võ Ðang Thất hiệp, tất nhiên võ công của y cao siêu hơn người nếu ta ra tay đánh hắn một thế mà không trúng, hoặc để y tẩu thoát hay chỉ đánh y bị thương nặng thôi thì hành tung của ta sẽ bị tiết lộ ngay và mưu kế của ta sẽ hỏng. Lúc ấy, hào kiệt trên giang hồ sẽ nổi lên đánh ta thì dù có ba đầu sáu tay ta cũng không sao địch lại. Ta có chết cũng không ân hận nhưng buồn mối oan cừu không sao trả được.
Vô Kỵ đột nhiên xen lời:
- Nghĩa phụ đã hư đôi mắt, không còn thấy gì nữa. Vậy khi con lớn lên sẽ luyện võ công cho giỏi và đi trả thù thay cho nghĩa phụ.
Vô Kỵ vừa nói dứt, Tạ Tốn và Thuý Sơn không hẹn mà cùng đứng lên, quay mặt về phía Vô Kỵ trầm giọng hỏi:
- Vô Kỵ, con có lòng như vậy thật không?
Thuý Sơn và Tố Tố đều lo ngại thầm. Hai người dư biết người trong võ lâm xưa nay vẫn tôn trọng chữ tín nghĩa, đã hứa điều gì thì phải thực hiên cho kỳ được. Bây giờ Vô Kỵ còn nhỏ nhưng đã nhận lời trả thù cho Tạ Tốn, thì như đã mang gánh nặng vai cân lên vai.
Tạ Tốn là người tài ba xuất chúng mà con không sao trả thù được, Vô Kỵ là một đứa trẻ thơ cứ nhận lời bừa, khác gì dấn thân vào tuyệt địa.
Cô Gái Đồ Long Cô Gái Đồ Long - Kim Dung Cô Gái Đồ Long