Chớ nên vì ngượng ngùng khi mắc phải lỗi lầm nhỏ mà mãi che giấu, khiến chúng biến thành tội ác lúc nào không hay.

Khổng Tử

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 115
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 748 / 1
Cập nhật: 2017-09-25 07:30:43 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Q.16 - Chương 119: Ngoại Truyện 1
iệc sinh nhật lần thứ mười tuổi của tôi và Yên Nhiên, ở phía ngoài đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông, mặc dù đã qua nhiều năm nhưng vụ tan nạn đó đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc.
Người phụ nữ kia, cô muốn tặng cho chúng tôi một đôi tượng gỗ con nít, kín đáo đưa cho tôi và Yên Nhiên, nhưng chúng tôi không muốn nhận, lúc ấy tôi cảm thấy người phụ nữ này cũng đáng ghét như đông đảo những người phụ nữ trước đo, tôi nghĩ nhất tôi đã viết hai chữ bài xích ở trên mặt, vì vậy nhìn người phụ nữ đó có chút bị thương.
Tiếp đó xảy ra chuyện gì tôi không nhìn thấy, khi tiếng phanh xe chói tai vang lên, thì cùng lúc đó tôi cũng nghe thấy một tiếng hét tê tâm liệt phế, tôi vội vàng theo số đông tân khách chạy ra ngoài.
Âm thanh tuyệt vọng, tê tâm liệt phế kia lại là do cha tôi phát ra.
Cha tôi run rẩy ôm chặt người phụ nữ kia, người phụ nữ kia tái nhợt tay gắt gao nắm tượng gỗ con nít thật chặt.
Lúc ấy khắp người cô đã máu me, bàn tay tái nhợt mà yếu đuối, tượng gỗ vẫn tinh xảo như cũ nhưng loang lổ vết máu đỏ, cảnh này đánh thẳng vào trái tim tôi, trong suốt một khoảng thời gian tương đối dài đều không ngừng hiện lên trước mắt tôi.
Cô ấy đã không thể cử động nữa, chỉ có đôi môi đang run rẩy, hình như như đang cô hết sức muốn biểu đạt cái gì, nhưng cô ấy không nói ra được câu nào.
Cha ôm cô ấy thật chặt, chảy nước mắt nói với cô ấy điều gì.
Tôi muốn tìm hiểu rõ xem chuyện này là như thế nào, nhưng tôi và Yên Nhiên lại bị cản lại, tiếp theo dưới mệnh lệnh của bà nôi, chúng tôi bị vệ sĩ cường ngạnh mang đi.
Khi tôi xoay người xuyên thấu qua khe hở nhìn một lần cuối cùng, tôi thấy trên mặt cha là tuyệt vọng, khổ sở, hối hận, những cảm xúc mãnh liệt này, đây là lần đâu tiên tôi thấy ở trên khuôn mặt cha tôi. Cha tôi là một người vui buồn đều không thể hiện qua nét mặt, ông ấy rất ít khi biểu đạt cảm xúc.
Tôi nghĩ, người phụ nữ này nhất định vô cùng quan trọng đối với cha tôi.
Sau đó trong cuộc sống của tôi, một khoảng thời gian tương đối dài không gặp lại cha. Hỏi chuyện này với bà nội, bà nội cũng chỉ thuận miệng nói qua loa, như kiểu cái chết của người phụ nữ kia không có quan hệ gì với gia đình tôi vậy.
Chẳng qua tôi biết đồng nhất định không thể là như thể, bởi vì trong khoảng thời gian đó vệ sũ bảo về chúng tôi rất sát sao, bọn họ không để cho chúng tôi đi ra ngoài, giống như e sợ cho chúng tôi biết hoặc nhìn thấy gì.
Hơn nữa ngày đó cha khóc đau đến như vậy, nhất định là ông ấy rất đau lòng.
Người phụ nữ đó là ai, lại có thể ảnh hưởng đến cha tôi lớn như vậy?
Khoảng thời gian đó, chuyện này là một điều bí ẩn, bao phủ ở trong lòng của tôi, thật lâu không tản đi hết.
Hai năm trôi qua, tôi nhớ khi đến bữa tiệc sinh nhật thứ 13 của chúng tôi, người cha xa cách của chúng tôi lại xuất hiện. Nhìn ông đứng lên càng thêm nghiêm nghị, càng thêm lãnh khốc, anh không nở bất kỳ nụ cười nào, trong ánh mắt nhìn tôi và Yên Nhiên còn có chút xa cách.
Tôi và cha, vốn đã không quen thuộc. Mặc dù tôi biết ông ấy nhất định đã nguôi ngoai chuyện cực kì đau lòng kia, nhưng khi đó tôi đã đi học, không đi quan tâm và để ý.
Khi đó, giữa tôi và ông ấy, cũng có một sơi dây quan hệ máu mủ thôi.
Khi đó tuổi cha tôi cũng không còn nhỏ, nên đã đến lúc lập gia đình rồi, nhưng ông ấy lại quyết định cả đời không lập gia đình. Dù bà nội đã khuyên vô số lần, dù làm ông nội tức giận, dù người cả gia tộc thay nhau ra trận, nhưng ông ấy vẫn quyết định cả đời không lập gia đình. Cuối cùng tất cả mọi người không thể ép được ông, cũng chỉ có theo ông. Khi đó mọi người còn nghĩ một ngày nào đó ông ấy sẽ gặp phải được người trong lòng, từ đó thay đổi chủ ý.
Nhưng mặc cho tất cả các loại phụ nữ đến bên cạnh ông, ông cũng không động lòng, cả nhà cũng từ từ bỏ ý định.
Tại vùng ngoại ô cha tôi có một ngôi biệt thự, khi đến ngày nghỉ ông lại đến đó một mình, ngay cả bảo mẫu cũng không cho vào, không ai biết ông ấy làm cái gì ở bên trong.
Khi tôi mười bảy tuổi, trong nhà quyết định đưa tôi và Yên Nhiên du học ở nước ngoài. Một lần đó cha tôi chợt gọi tôi đến, từ lúc sinh ra đây là lần đầu tiên tôi được vào căn biện thự của ông.
Tôi nhớ rất rõ ràng, trong biệt thự của ông bày đầy tượng gỗ, khắp nơi đều có, nhiều đến mức làm cho người ta khiếp sợ.
Và chính mắt tôi cũng nhìn thấy ông ấy tự tay mình điêu khắc một con tượng gỗ.
Tôi bỗng nhiên nhớ lại đôi tượng gỗ trẻ con mà người phụ nữ kia đưa của chúng tôi, vậy tượng gỗ bị máu nhuộm đỏ đó đâu, bây giờ đang ở đâu?
Một lần đó, cha tôi nói với tôi một số câu, tình ý sâu xa, tôi nghiêm túc lắng nghe, đây là lần đầu tiên chúng tôi nọi chuyện với nhau như cha con.
Lúc rời đi, tôi thấy cha tôi đứng lên từ trong đống vụn gỗ, xoa xoa tay, ôm lấy một cái hộp gỗ bên cạnh.
Tôi lập tức sợ ngây người, cái hộp gỗ đó là một hủ tro cốt.
Tôi từ từ trưởng thành, Yên Nhiên cũng trưởng thành theo.
Ở trong mắt người khác, tôi tuấn mỹ, tỉnh táo, lạnh nhạt, còn có đầu óc thiên tài, rất nhiều các cô gái đều dùng ánh mắt ái mộ nhìn tôi, nhưng tôi không có chút cảm giác gì.
Yên Nhiên cũng càng ngày càng xinh đẹp, lại càng ngày càng quái đản.
Cô ấy kết giao với rất nhiều chàng trai sau đó lại bỏ rơi từng người một. Cô say rượu, thậm chí hít thuốc phiện.
Sauk hi tôi phát hiện ra chuyện này, tôi bỗng nhiên phát hiện, không biết từ lúc nào tôi và Yên Nhiên lại xa lạ như thế.
Cô ấy đang suy nghĩ gì, tôi đã không biết.
Tôi muốn mặc kệ cô ấy, cũng không thể quản được cô ấy, thậm chí ấy còn quát to với tôi, cậu dựa vào cái gì mà quản tôi, cậu không có tư cách!
Tôi chỉ có thể trầm mặc.
Trước kia tôi không biết cha tôi khổ sở, nhưng bây giờ tôi lại không biết chị gái song sinh của tôi đau khổ.
Chỉ đến một ngày, tôi ôm cô trở về từ một vũ trường cuồng loạn, khắp người cô toàn mùi rượu, trong cơn nghiện thuốc.
Lửa giận đè nén trong thời gian dài chợt bộc phát, tôi gần như bóp cổ cô mà hỏi, rốt cuộc chị muốn làm gì?
Cô ấy bật khóc, ôm ngực nói tôi không hiểu nỗi khổ sở của chị ấy, không hiểu cô ấy đau khổ đến mức nào
Lòng của tôi bắt đầu nặng nề, vô lực.
Yên Nhiên ở trong lòng của tôi khóc đến run rẩy, nhưng cuối cùng cô ấy mang theo nước mắt đau thương nói, nếu như em không phải biết vậy thì vĩnh viễn cũng đừng biết.
Từ sau ngày đó, Yên Nhiên cắt đi mái tóc dài xinh đẹp, ném đi váy áo xinh đẹp, cô ấy rởi khỏi đất nước giầu có, đi một nơi xa xôi bần cùng, đi dạy học những đứa bé nghèo nàn kia.
Lần này cô ấy đi, chính là cả đời.
************************************
Khi tôi 30 tuổi, bệnh tình của cha tôi nguy kịch.
Mọi người lúc này mới biết, thì ra đã nhiều năm như vậy ông ấy không hề đi kiểm tra sức khỏe một lần nào, cũng cự tuyệt chữa trị gần như ông ấy muốn mặc kệ cho bệnh tự phát triển.
Cha tôi, đã sắp chết.
Yên Nhiên trở lại, cô ấy đen, gầy, trầm mặc, không giống với đại tiểu thư nhà họ Mạc năm đó chút nào.
Yên Nhiên đối với tôi rất lạnh lùng.
Cô ấy nói chuyện một mình với cha, khi cô đi ra khỏi phòng bệnh, sắc mặt thật không tốt.
Tôi và cô ấy đi qua nhau, tôi đi vào phòng bệnh.
Cha tôi bị căn bệnh hành hạ đến vô hồn, ánh mắt tuyệt vọng nhìn trần nhà, nghe thấy tôi đi vào thì bảo tôi ngồi xuống.
Ông mở miệng hỏi tôi: Con biết tại sao ta thích điêu khắc không?
Tôi trầm mặc lắc đầu một cái.
Ông lạnh nhạt nói: bởi vì chỉ có điêu khắc mới có thể làm cho ta quên đi khổ sở. Khi ta điêu khắc, ta phải chuyên chú, nếu không đao sẽ cắt vào tay tôi, vì vậy tôi sẽ có thể quên đi những đau khổ kia.
Tôi cúi đầu, nhìn tay ông rũ xuống mép giường, trên tay vết thương chồng chất.
Tôi hiểu rõ, mỗi vết thương kia, đều do khắc tượng.
Cha tôi, khi đang điêu khắc, không biết đã phân tâm bao nhiêu lần, bị đao cắt bao nhiêu lần.
Cha tôi thở dài: Là cha của con, ta không có trách nhiệm của một người làm cha, chuyện này ta thực xin lỗi con.
Ông vui mừng nhìn tôi, thật may là chính bản thân con cũng rất tốt, không có ta con cũng vẫn sẽ có một dung mạo đẹp.
Tôi tiếp tục trầm mặc, đây là lời cuối cùng cha muốn nói sao.
Cha tôi lại nói tiếp: Ta không làm tròn trách nhiệm của một người cha, nhưng bây giờ yêu cầu con có một chút trách nhiệm của người con, giúp ta làm một chuyện.
Phụ thân muốn đi rồi, trước khi lâm chung ông ấy muốn tôi làm cái gì đây?
Tay cha lại run run, móc ra một cái hộp gỗ từ bên cạnh. Cái hộp gỗ này, tôi đã từng nhìn thấy.
Phụ thân ôm thật chặt cái hộp gỗ đó: Ta cầu xin con, chờ ta chết rồi, đem ta đốt thành tro, đặt chung với cô ấy một chỗ. Sau đó con hay tìm đến một nơi non xanh nước biếc chon chúng ta.
Tôi biết rồi sao cha lại dùng từ “Cầu xin” này.
Con cháu nhà họ Mạc, đều muốn chôn cất ở trong mộ tổ nhà họ Mạ, một cũng không thể thiếu
Cha muốn chon cùng với người phụ nữ không có quan hệ này, tôi muốn làm được chuyện này, tự nhiên sẽ có trở ngại nặng nề.
Chẳng qua tôi không cự tuyệt, tôi trịnh trọng gật đầu.
Tôi thấy cha tôi vui mừng cười.
Ông nói ông mệt, ông nói tôi đi ra ngoài đi.
Ông nói, đời sau đừng làm con trai của ông nữa, ông không phải là người hợp làm cha.
Cha tôi qua đời, tôi đặt tro cốt của ông và người phụ nữ kia vào chung một chỗ, tìm được một nơi non xanh nước biếc, chôn xuống, lập bia.
Yên Nhiên không đi đến mộ một lần, cô ấy vội vã rời đi, tiếp tục đi làm chuyện cô ấy muốn làm.
Tôi nhìn cỏ xanh nước biếc, nhìn non sông tươi đẹp, nhìn năm chữ trên mộ bia, trong lòng dâng lên một lỗi đau mơ hồ.
Có một loại nghi ngờ, trong lòng tôi nhiều năm; có một loại sợ hãi mơ hồ, bắt đầu từ từ lan tràn.
Tôi bắt đầu nghĩ, tượng gỗ trẻ con năm đó đang ở nơi nào?
Tôi chạy đến biệt thự của cha, tìm kiếm trong ngàn vạn tượng gỗ đó, nhưng không có, tôi không tìm được!
Sự điên cuồng sợ hãi dường như muốn ép tôi đến điên cuối cùng cũng từ từ yên lại.
Tôi hiểu rõ người sống ở đời là phải biết nhìn về phía trước, tôi dùng năng lực tự chế rất lớn đè cái loại nghi ngờ và sợ hãi đó xuống, đi vào quỹ đạo sinh hoạt lần nữa.
Tôi sống ưu tú, tôi bắt đầu lấy vợ, bắt đầu vòng đời.
Vợ của tôi hiền thục mà mỹ lệ, con trai của tôi hoạt bát thông minh.
Ai cũng nói tôi hạnh phúc, nhưng trong đầu tôi tôi lại càng ngày càng trống rỗng.
Đêm khuya yên tĩnh thì cô đơn và sợ hãi lặng lẽ kéo đến.
Khi còn bé, tôi cũng sẽ sợ như vậy, nhưng tôi có Yên Nhiên.
Yên Nhiên nhát gan, cô ấy luôn ỉ lại vào người em trai này là tôi, nhưng tôi lại không hiểu, khi tôi và cô ấy lên cấp hai,nguồn năng lượng nào giúp cô ấy trở nên kiên cường, không hề mềm yếu và sợ hãi nữa.
Mạc Yên Nhiên, chị gái của tôi, chị đang ở đâu?
Tại sao chúng tôi càng ngày càng lớn, càng ngày càng xa.
Tôi buông tất cả mọi thứ xuống để đi tìm cô ấy, đi qua bao sông bao suối để tìm kiếm dấu chân cô ấy, như lại chỉ tìm được một phong di thư.
“Tôi đã sống bốn mươi năm, đã có thể rời đi.”
“Em còn nhớ người phụ nữ đã chết thảm dưới bánh xe hôm sinh nhật lần thứ 10 của chúng ta không, cô ấy chính là mẹ của chúng ta.”
“Em là cháu trai mà bà nội thích nhất, nên bà nội không muốn tổn thương em, không ai dám tiết lộ dấu vết cho em, cho nên em sống mà không hề có cảm giác có tội. Nhưng tôi lại không thể, tôi không quên được, trước khi cô ấy chết, khi chúng ta lạnh lùng cự tuyệt cô ấy, tôi không thể quên ánh mắt tuyệt vọng và bị thương của cô ấy.”
“Cha nói với tôi, ông ấy hận chúng ta, nhưng là ông càng hận chính bản thân mình hơn, hận đến mức cả đời cũng không thể tha thứ ình, hận đến mức phải trừng phạt cả đời mình.”
“Tượng gỗ mà cô ấy đưa cho chúng ta, kể từ ngày ấy sau khi cha chết tôi vẫn giữ, nếu có một ngày em tới đây, vậy em hay giữ lại.”
“Tôi mặc kệ bà nội nói cô ấy đã từng làm cái gì, thì cô ấy vẫn mãi là mẹ ruột của chúng ta. Nhưng cô ấy lại vì chúng ta mà chết, điều này làm cho tôi vĩnh viễn không thể tha thứ cho chính mình, Cách Ly, em hiểu chưa?”
“Cạnh cách, nếu có một ngày em đến tới đây, hãy mang tro cốt của tôi rời đi được không? Trước khi tôi chết không dám đi gặp bọn họ, sau khi chết thì tôi có thể đoàn tụ cùng họ rồi.”
Phía dưới di thư, là một đôi tượng gỗ.
Con nít, thật đáng yêu, rất tinh xảo, phía trên mặt vết máu đã chuyển thành màu đen.
***********************************
Tôi đem tro cốt của Yên Nhiên mang về nước.
Lần này không quá mức trắc trở, nhà họ Mạc không ai dám kháng nghị cách làm của tôi, tôi thuận lợi đưa tro cốt của cô ấy mai táng ở bên cạnh cái bia mộ kia.
Dưới trời chiều, cỏ non nước biếc, tôi nhìn hai bia mộ thật lâu.
Bọn họ là người thân của tôi, bọn họ đều đi rồi, chỉ để lại một mình tôi.
Tôi nắm đôi tượng gỗ vào trong ngực, xoay người, từ từ đi về.
Trời chiều làm bóng của tôi kéo thật dài.
Tôi bỗng nhiên cảm thấy mình cũng không quá cô đơn, ít nhất tôi còn có cái bóng của tôi làm bạn.
Sau khi đi ra khỏi nơi đó thật xa, tôi bỗng nhiên dừng bước.
Trái tim của tôi đau, tôi không đi thêm một bước nào.
Tôi nặng nề quỳ trên mặt đất, tôi thấy nước mắt của mình im lặng rơi trên mặt núi thấm vào trong trong đất bùn.
Tôi nghẹn ngào, gọi ra một từ, một từ mà nặng như núi, rộng hơn biển cả:
“Mẹ!”
Ngoại truyện hết nhé!!!!!
Chỉ Dụ Anh Cắn Câu Chỉ Dụ Anh Cắn Câu - Nữ Vương Không Ở Nhà