Nếu bạn không thể phạm sai lầm, bạn sẽ không thể làm được điều gì.

Marva Collins

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 861 / 3
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
hỉ có trong vòng chưa đầy 4 năm kể từ khi Alan G. Lafley làm Chủ tịch điều hành, tập đoàn Procter & Gambler đã có một cuộc lội dòng ngoạn mục. P&G trỗi dậy với tốc độ chưa từng có để trở lại địa vị hoàng kim của một tập đoàn đa quốc gia chuyên về các sản phẩm hàng tiêu dùng.
Giá trị cổ phiếu của P&G tăng lên nhiều lần và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại. Những kết quả đạt được dưới thời điều hành của Chủ tịch Alan G. Lafley đã vượt qua tất cả những dự báo được coi là quá lạc quan trước đó.
Tài năng quản lý và điều hành của Alan G. Lafley được đánh giá cao khi ông đã làm hồi sinh một tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng với truyền thống 168 năm như P&G. Mới đây, kết thúc một năm kinh doanh đầy ấn tượng, trước các nhà đầu tư và giới phân tích chứng khoán, Alan G. Lafley hùng hồn tuyên bố “Chúng tôi sẽ còn tiếp tục tăng trưởng doanh thu cũng như gia tăng lợi nhuận ở mức vượt qua mọi mục tiêu dài hạn trước đó”.
P&G có trụ sở chính tại Cincinati, bang Ohio, Mỹ. Năm 1837, William Procter một nhà sản xuất nến người Anh và James Gambler, một người sản xuất xà phòng người Ailen đã cùng nhau sáng lập nên công ty P&G. Đến nay P&G là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các loại xà phòng, nước tắm, nước gội đầu và các sản phẩm tiêu dùng tương tự.
Thuộc về sở hữu của P&G có hàng chục thương hiệu hàng hoá nổi tiếng như Pampers, Ariel, Wella, Tempo, Punica, Clairol, Oil of Olaz, Wick hay Pringels. Tập đoàn P&G có nhà máy sản xuất tại hơn 80 nước trên thế giới với hơn 100.000 công nhân. Hơn 300 sản phẩm của P&G được tiêu thụ tại gần 200 nước trên thế giới. Doanh số bán hàng của tập đoàn đạt 44 tỉ Euro mỗi năm, tương đương với khoảng 55 tỉ USD. Sau khi vừa mua lại tập đoàn Gillette trong năm, con số này lên tới gần 70 tỉ USD.
Cả đời gắn bó với P&G
Trong khi phần lớn những nhà điều hành cao nhất của các tập đoàn công nghiệp lớn thường có kinh nghiệm tại nhiều công ty khác nhau thì Alan G. Lafley chỉ gắn bó với một công ty duy nhất là P&G. Tính đến nay là 28 năm. Alan G. Lafley sinh năm 1947. Ông bắt đầu sự nghiệp khá muộn, vào năm 1977 khi đã 30 tuổi.
Trước đó chính Alan G. Lafley không nghĩ rằng ông lại theo con đường kinh doanh và rất có khả năng trong lĩnh vực này. Alan G. Lafley từng học lịch sử tại trường đại học Hamilton. Ông ưa thích lịch sử chiến tranh và đã có lúc nghĩ rằng mình nhất định sẽ trở thành một giáo sư sử học. Đang làm luận án tiến sĩ về sử học, Alan G. Lafley bỏ dở và gia nhập quân đội. Từ năm 1970 đến 1975 ông đóng quân tại căn cứ quân sự Havy của Mỹ tại Nhật Bản.
Chính trong thời kỳ này, như một sự tình cờ mà Alan G. Lafley phát hiện ra sự ham mê kinh doanh của mình. Ra khỏi quân ngũ Alan G. Lafley quyết định không tiếp tục con đường sự nghiệp với ngành sử học mà ông đã từng theo đuổi. Năm 1975, Alan G. Lafley đăng ký và theo học quản trị kinh doanh tại Học viện Harvard danh tiếng.
Hai năm sau, với tấm bằng quản trị kinh doanh, Alan G. Lafley bắt đầu sự nghiệp tại tập đoàn P&G. Ông được nhận vào làm chuyên viên quản lí và phát triển thương hiệu nước tinh khiết Joy. Ngay từ đầu Alan G. Lafley tỏ ra là con người có chí tiến thủ với đầy tham vọng. Ông mong muốn rằng mình sẽ trở thành một nhà quản lý kinh doanh cấp cao. Và ông đã đạt được điều đó với những nỗ lực không ngừng gắn liền với những kết quả kinh doanh xuất sắc. Alan G. Lafley được bổ nhiệm phụ trách bán các sản phẩm xà phòng và bột giặt là một trong những mặt hàng quan trọng nhất của P&G.
Khả năng quản lí và tầm bao quát rất tốt đã giúp Alan G. Lafley vào đầu những năm 1990 trở thành Giám đốc điều hành của cả tập đoàn tại khu vực châu Á. Trước khi trở thành Chủ tịch điều hành của cả tập đoàn P&G, Alan G. Lafley còn được đánh giá rất xuất sắc trên cương vị Tổng giám đốc điều hành thị trường Bắc Mỹ, nơi được coi là sân nhà và cũng là thị trường quan trọng nhất của P&G.
Cuộc hồi sinh ngoạn mục của tập đoàn P&G
Tập đoàn P&G vào cuối những năm 90 có dấu hiệu sa vào khủng hoảng nghiêm trọng. Doanh thu và nhất là lợi nhuận của tập đoàn bị sa sút rất mạnh. Chiến lược xây dựng thêm các thương hiệu mới của Durk Jaeger, Chủ tịch điều hành P&G lúc đó đã bị phá sản bởi quá tốn kém. Một sai lầm nữa của ông này là cùng lúc đó lại lơ là trong việc chăm sóc các thương hiệu sẵn có như Tide, Pampers hay Crest.
Cũng trong thời kỳ này, giá nguyên vật liệu tăng cao làm cho tình hình sản xuất của P&G lại càng khó khăn. Durk Jaeger rất xông xáo nhưng dường như cũng không gặp may. Chính vì thế mà các tầng lớp quản lí và cả nhân viên tập đoàn trở nên mất phương hướng. Có thể nói, P&G lúc đó đang ở trong thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử phát triển của mình. Giá cổ phiếu của P&G giảm hơn 50% và chỉ trong thời gian rất ngắn giá trị một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ như P&G chỉ còn có 85 tỉ USD.
Và tại thời điểm khó khăn đó, vào giữa năm 2000, Alan G. Lafley được tín nhiệm là giải pháp thay thế. Ông đã nhận được sự hưởng ứng và đồng thuận của phần lớn đội ngũ quản lí và nhân viên cấp dưới. Và Alan G. Lafley đã không phụ sự tín nhiệm của cổ đông và tin tưởng của nhân viên. Với một phong cách quản lý và lãnh đạo khác hẳn người tiền nhiệm, Alan G. Lafley đã làm nên điều kỳ diệu đến khó tin.
Chỉ trong vòng có hơn 3 năm làm Chủ tịch điều hành, ông đã phù phép để hồi sinh lại cả một tập đoàn khổng lồ bậc nhất thế giới. Những cải cách triệt để của Alan G. Lafley đã giúp P&G vượt qua được thời kỳ khủng hoảng một cách ngoạn mục. Các nhà phân tích và giới đầu tư cũng phải kinh ngạc khi lợi nhuận của P&G giờ đây tăng trưởng tới trên 10%, cho mỗi quí.
Quí I năm 2004, tập đoàn đã đạt hiệu quả kinh doanh tốt chưa từng có trong lịch sử của mình khi lợi nhuận của quí tăng 1,53 tỉ USD tương đương với tỉ lệ trên 20% trước sự ghen tị của các đối thủ cạnh trạnh. Cổ phiếu của tập đoàn lên đến con số kỷ lục108,8 USD. Giá cổ phiếu của P&G hiện nay rất ổn định và thường xuyên ở mức trên 120 USD.
Một phong cách quản lý chuyên nghiệp
Được đào tạo và trải nghiệm lâu năm trong tập đoàn nên khi làm Chủ tịch điều hành, Alan G. Lafley đã rất chính xác khi xác định các điểm yếu mà người tiền nhiệm của ông đã không giải quyết được. Đó là vấn đề chi phí, quản trị nhân sự và quản lý thương hiệu.
Nếu chỉ nhìn bề ngoài của Alan G. Lafley, không mấy ai lại nghĩ rằng một con người rất nhã nhặn, hóm hỉnh và thậm chí còn hiền lành là đằng khác lại có thể cứng rắn như vậy trong điều hành. Alan G. Lafley đã ý thức rất rơ rằng mọi sự cải tổ muốn thành công cần phải có sự cứng rắn và quyết liệt của một bàn tay sắt.
Theo ông,đó là sự điều hành chuyên nghiệp. Để giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh, ông đã thẳng tay giảm bớt 10.000 người trong số hơn 100.000 nhân viên lúc đó. Gần một nửa trong số 300 cán bộ quản lý cấp trung và cả 20 cán bộ cấp cao ông cũng đã cho đi để tái cấu trúc lại tập đoàn theo chiến lược của mình.
Alan G. Lafley không có phong cách nói nhiều với nhân viên, ông không thuyết trình hoặc dạy bảo họ như nhiều lãnh đạo vẫn muốn thể hiện mình. Ông thích nghe và chú ý lắng nghe nhân viên nói. Đi ngược với truyền thống cũ của tập đoàn, vị chủ tịch mới đã rất quyết đoán khi mạnh dạn cắt giảm tối đa kinh phí cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Mặc dù rất coi trọng sự năng động, sáng tạo của nhân viên, nhưng ông đã mạnh dạn đưa ra quan điểm không phải cái gì P&G cũng phải tự nghĩ ra và phát triển. Chiến lược của Alan G. Lafley là mua lại hay đặt bên ngoài làm. Kết quả kinh doanh dựa trên nền tảng tài chính lành mạnh đã chứng minh Alan G. Lafley rất sáng suốt trong các chiến lược kinh doanh.
Rất cứng rắn, thế nhưng Alan G. Lafley vẫn được đánh giá là vị lãnh đạo gần gũi với nhân viên, chia sẻ những khó khăn của họ. Và tính cách này Lafley vẫn giữ được từ khi còn làm Giám đốc điều hành khu vực châu Á. Rất nhiều nhân viên P&G còn nhớ rơ và ấn tượng sâu sắc về vị lãnh đạo của mình trong cơn thảm hoạ động đất tại thành phố Kobe, Nhật Bản. Khi đó Alan G. Lafley đã trực tiếp bay từ tổng hành dinh của mình ở Hongkong để sang động viên và trợ giúp cho các nhân viên tập đoàn cùng gia đình của họ. Chính nhờ phẩm chất đó mà Alan G. Lafley lại càng được nhân viên tâm phục, khẩu phục.
Xuất sắc trong quản lý và phát triển thương hiệu
Rất nhiều nhà quản lý cao cấp nhất thế giới đã trưởng thành từ lò marketing của P&G như Steven Ballmer, Chủ tịch điều hành của Microsoft, như Meg Whitman, bà chủ của chợ trời điện tử Ebay, hay như Steve Case và Jeffrey Immelt đang là Chủ tịch điều hành của các tập đoàn AOL và GE.
Và Alan G. Lafley cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Khi nói đến sự trỗi dậy của P&G ngày nay không thể không nói đến thành công của Alan G. Lafley trong quản lý và phát triển thương hiệu. Ông đã đề ra một chiến lược hành động chung cho cả tập đoàn là “tập trung vào sản phẩm lớn, vào thị trường lớn và khách hàng lớn”. Các thương hiệu rất lớn trước kia bị sao nhãng như bột giặt Tide, Ariel hay tã giấy Pampers nay đã được củng cố lại mạnh mẽ.
Nhờ có các hoạt động Marketing phù hợp sản phẩm bàn chải răng điện mà thuốc đánh răng Crest không những quay trở lại thời hoàng kim trước kia mà con nâng thị phần tại Bắc Mỹ lên tới 37%.
Thay vào tốn tiền cho nghiên cứu, P&G tập trung vào các loại dầu gội đầu, mỹ phẩm là mặt hàng có tỉ suất lợi nhuận cao. Cả ba phi vụ mua lại nhà máy và thương hiệu lớn nhất trong lịch sử tập đoàn P&G đều có chung một kiến trúc sư là Chủ tịch Alan G. Lafley. P&G đã phải chi tới 3 tỉ USD và 7 tỉ USD để có được các nhà máy cùng với thương hiệu nước gội đầu Clairol và Wella nổi tiếng. Với việc mua lại tập đoàn Gillette trong năm 2005, P&G có thêm cùng lúc năm thương hiệu lớn.
Nhà đầu tư chứng khoán huyền thoại Warren Buffett, người sở hữu 96 triệu cổ phiếu của Gillette cũng phải trầm trồ khen ngợi Alan G. Lafley với phi vụ động trời này. Ông đánh giá rất cao sự quyết đoán và tầm nhìn xa của vị Chủ tịch của P&G. Với 30.000 nhân viên tăng thêm cộng với gần 15 tỉ USD doanh số từ Gillette, Alan G. Lafley đã củng cố vị trí số 1 của tập đoàn P&G về mọi phương diện.
(Theo TTNN)
Alan G. Lafley: Sự trỗi dậy trở lại của tập đoàn P&G Alan G. Lafley: Sự trỗi dậy trở lại của tập đoàn P&G - Cẩm Nang Nghề Nghiệp