Chuyên nghiệp là biết cách làm, khi nào làm, và làm điều đó.

Frank Tyger

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 498 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ãy học cách nhận ra những thói quen xấu mà sếp không thích để bạn có thể trở thành một nhân viên chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Sếp ghét bạn khi…
Không thể hiện sự sáng tạo
Không có vị sếp nào lại muốn nhắc đi nhắc lại công việc bạn phải làm. Nếu một lúc nào đó, sếp cảm thấy chán nản thì có nghĩa là ông ấy đã mất hết niềm tin vào khả năng của bạn. Và đây là một trong những thói quen mà các ông chủ đều ghét.
Chính vì thế, bạn đừng chờ đợi để sếp nói xem cần phải làm gì, đặc biệt là trong thời kỳ khó khăn, bận rộn như thế này. Hơn hết, sếp luôn muốn nhìn thấy bạn thể hiện sự sáng tạo, chủ động.
Quá thể hiện sự sáng tạo
Ngược lại, nếu bạn quá thể hiện sự sáng tạo và nổi trội của mình, nhưng nó lại xuất phát từ tham vọng, động lực của cá nhân bạn hoặc chỉ là một mong muốn làm hài lòng người khác thì điều đó cũng khiến các ông chủ không thích.
Nếu bạn thể hiện việc chăm chỉ và sáng tạo để tạo ấn tượng với sếp bằng cách thêm màu mè và hình vẽ cho những bản báo cáo thì sếp không những không khen bạn mà còn cho rằng bạn đang làm một việc không cần thiết và nên dành thời gian đó để làm một công việc khác.
Thêm vào đó, nếu bạn thể hiện quá mức, các đồng nghiệp chắc chắn sẽ nhìn bạn với con mắt ganh ghét. Và tất nhiên, điều đó không có lợi cho công việc của bạn chút nào.
Viện lý do
Đây là một trong những thói quen gây khó chịu nhất cho sếp. Nếu xin lỗi, điều đó có nghĩa là bạn đã coi nhẹ trách nhiệm của mình và bảo vệ cho lợi ích cá nhân. Chẳng hạn bạn luôn viện lý do xe bị thủng xăm để giải thích việc đi muộn của mình hoặc làm lỡ một công việc nào đó. Điều này làm sếp không thích chút nào.
Hay phàn nàn
Có rất nhiều lý do khiến bạn bực dọc ở công sở, dù bạn chẳng bao giờ muốn thế. Nhưng bạn lại phản ứng bằng cách tìm gặp người có chức trách để phàn nàn, tìm rõ nguyên nhân. Điều đó không nên chút nào.
Trước tiên, hãy tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra bất kỳ khúc mắc nào, sau đó, tìm gặp người quản lý trên của bạn trình bày rõ ràng ý kiến chứ không phải việc gì cũng phải đến tay sếp.
Đặt quá nhiều câu hỏi
Không có gì là xấu nếu đặt ra nhiều câu hỏi, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng làm rõ nhiệm vụ trước khi thực hiện. Trên thực tế, đặt ra các câu hỏi nên được khuyến khích nhưng quá nhiều câu hỏi, nhất là những câu ngớ ngẩn lại khiến sếp không thích chút nào.
Bạn hãy hiểu rằng, sếp không có nhiều thời gian để trả lời những câu hỏi không quan trọng và thậm chí là ngớ ngẩn của bạn. Không những thế, nó còn làm xấu đi hình ảnh của bạn trong mắt sếp. Và sếp sẽ không bao giờ an tâm khi giao cho một người lúc nào cũng hỏi từ đầu đến cuối.
Theo VTV
5 điều sếp ghét ở nhân viên 5 điều sếp ghét ở nhân viên - Cẩm Nang Nghề Nghiệp