Nếu bạn cứ chằm chằm nhìn vào mặt xấu của một ai đó sẽ làm anh ta càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều hay mà anh ta có thể, chắc chắn anh ta sẽ làm được.

Johann Goethe

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2353 / 65
Cập nhật: 2015-07-18 13:00:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
ôi chờ gặp lại má tôi. Tôi biết má tôi vẫn ở ngoài vườn tại nhà cũ của tôi. Nếu bỏ đi bọn cướp chi ủy và tổ trưởng đảng ăn hết. Còn ba tôi thì vô chợ ở, dạy cho một trường trung học dân lập. Ông không ưa Việt Minh từ đầu 45. Ông chơi với bọn Đồng Văn Cống, Trần Văn Trà, tiếp đãi bọn này như thượng khách, cơm gà cá gỏi đều đều, nhưng không đi theo Cách Mạng. Tỉnh, quận mời ông, bạn bè đi kháng chiến cũng rủ ông, nhưng ông từ chối khéo:
- Tôi không ngủ ở đâu được ngoài cái giường của tôi!
Đó là sự thực. Từ khi tôi lớn lên ông không đi làm. Có đi tiệc tùng trong làng thì dù khuya mấy cũng về nhà, không ngủ ở nhà lạ. Nhưng bây giờ ông phải bỏ nhà vô quận lỵ Cầu Mống ở, xa má tôi, để nuôi nội tôi đang được người cô thứ Chín của tôi bảo bọc.
Năm 45 khi tôi thoát ly gia đình, ông buồn lắm, nhưng không cản, vì biết tôi yêu nước mà đi chứ chẳng phải chơi bời lêu lổng gì. Khi đình chiến, má tôi vào miền Tây để rước tôi về ông nhắn:
- Hòa bình rồi, về nhà, không đi đâu nữa!
Nhưng tôi hăng quá, chí tang bồng hồ thỉ, đi hai năm cho biết đó biết đây, coi cái Hồ Gươm, cái Tháp Rùa, đường Cổ Ngư quê hương Xuân Tóc Đỏ ra sao. Hai năm hóa hai mươi năm. Bây giờ quay về. Má tôi tóc đã hoa râm. Đứa em gái độc nhất không lấy chồng, ở vậy nuôi mẹ. Còn tôi..“vợ còn chưa có, hỏi chi con!”
Chuyện “chữa cháy” đầu tiên của má tôi là đi kiếm vợ cho tôi. Ở nhà má tôi đã đi “làm suôi” với người ta vài ba chỗ. Hai năm không thấy gì, người con gái này đi lấy chồng, lại hai năm nữa trôi qua vẫn không thấy gì, người con gái khác đi Sài Gòn. Má tôi không còn tin ở con số hai đó, nhưng vẫn bền tâm đi “làm suôi” thêm vài chỗ nữa. Vẫn biền biệt tin đứa con trai!
Bây giờ gặp được đây, mẫu tử trùng phùng nhưng không còn ai để làm suôi nữa! Má và ngoại tôi ngồi bàn, tìm kiếm, nhưng không còn ai. Người ta đã bỏ cái xứ Đồng Khởi gai góc này mà đi tìm chỗ dung thân. Ở đâu cũng sống dễ dàng, làm ăn cũng khá hơn ở cái quê hương này: Vũng Tàu, Tây Ninh, Sài Gòn. Đâu đâu cũng là đất lành đất tốt. Cho nên khắp một vùng năm bảy xã là phạm vi giao thiệp của gia đình, và nội ngoại tôi mà chẳng có một mống “nữ nhi” nào khả dĩ sánh đôi cùng ông cán K54 Mùa Thu không thuộc thành phần bần cố này.
Bỗng một tia hy vọng, có một cô thợ may con nhà khá giả bên sông. Con sông đó là Rạch Tân Hương, một dòng nước đỏ thắm phù sa như một ống huyết quản nhỏ chạy suốt bề ngang Cù Lao Minh nối liền hai nhánh lớn Cửu Long là Hàm Lưông và Cổ Chiên.
Con rạch này là nơi ghi dấu biết bao nhiêu kỷ niệm của thời thơ ấu tôi. Từ nhà tôi ra dây, tôi thường được đưa đi bằng xuồng bơi. Tôi được dịp thọc tay qua be xuồng dọc nước, được dịp đi ngang qua chợ Tân Hương nhìn ngó những chiếc ghe chài to lớn lạ lùng. Được dịp biết ngã ba Cầu Quán mà tôi thường nghe ngoại dọa là nơi có “ma da” rút người, để cho tôi sợ mà không dám tắm sông. Bây giờ có thể con rạch đó trở thành thân yêu hơn đối với tôi chăng?
Đây là một gia đình gốc Hương Mỹ. Cô gái có chồng về đây, má tôi có nghe nói nhưng không quen. Do đó không thể đường đột đến xem mắt con người ta. Giao trách nhiệm cho thằng em con chú Sáu tôi hướng đạo. Cậu thanh niên này làm y tá xã. Nó không dám ở gần quận lỵ Hương Mỹ nên tản cư ra công tác ở xã này.
Một buổi sáng, sau khi ăn cơm sớm, hai anh em ngồi nói chuyện tình hình bên nội để chờ “ráo phèn” rồi sẽ xuất hành. “Ráo phèn” có nghĩa là sau mười giờ sáng mà không nghe đầm già “cảo đùng”, nhại theo tiếng rốc kết bắn, như nhại tiếng “cắc bùm” của mút-cơ-tông thời Pháp, không thấy trực thăng vần vũ, không nghe pháo bắn dọn bãi ở đâu thì coi như bữa đó chín mươi phần trăm yên tĩnh, không có đổ quân chụp dù hoặc ruồng bố. Dân Mùa Thu mới về chưa hiểu qui luật bị nạn luôn.
Thấy tình hình êm chúng tôi khởi hành. Mười năm trên đất Bắc, tôi không “cấy su hào” vì tôi luôn luôn tìm đường trốn về Nam, cấy rồi ai gặt? Ngoài ra, tôi rất khoẻ mạnh, như con heo được bác đảng nuôi cho mập, sớm muộn gì cũng đút lò Trường Sơn. Do đó tôi không ký tờ sống chung thân với ai cả, mà đợi ta về ta tắm ao ta.
Đường sá không còn nữa, con rạch không có ghe xuồng đi lại, nên có những quãng lục bình kẹt bít làm nghẽn cả cây số. Cầu ngang không ai bắc, có bắc thì cũng chỉ vài hôm là bị pháo hoặc trực thăng bắn gục. Pháo người ta có bản đồ ghi tọa độ cố định, nên bắn đâu trúng đó không phải pháo Việt Cộng bắn hoặc vào nhà đồng bào, tệ hơn, vào trường học. Do đó mà chúng tôi chỉ có một cách là mặc quần tiều và cầm quần áo lội xốc đứng qua sông. Tuy rằng chuyện đó hơi kỳ cục nhưng hãy còn đẹp gấp mấy ở Trường Sơn, mấy bà mấy cô có kinh mà phải lội suối cả ngày.
Lên bờ lá hai anh em lấy khăn rằn chị Ba Định lau chùi khô ráo không sót chỗ nào rồi mặc quần áo vào, lấy lược cào sơ cái đầu xong rồi thong dong thả bộ như các đấng đại quân tử đi dạo miền quê.
Thằng em tôi, lúc tôi ra đi hãy còn ẵm nách, bây giờ nó đã hỏi vợ xong cũng gần nhà cô thợ may này, nên nó rành đường không sợ vướng lựu đạn.
- Quân ta không giết được quân nó mà lại giết quân mình luôn. Tụi nó đi bẻ dừa trộm, bị chủ nhà bắt được, chủ nhà không dám nói gì, nhưng chúng nó oán bèn đem gài trước cửa người ta.
- Chánh quyền ở đâu?
- Thì chánh quyền là tụi nó chớ còn ai nữa anh!
Trước khi quẹo vào nhà đối tượng, thằng em dặn nhỏ:
- Trong nhà này hễ anh thấy đứa con gái ngồi may thì là “đó” nghen!
Tôi cười thầm, đi coi vợ kiểu này thì chỉ có Việt Cộng!
Nó dặn tiếp.
- Mình làm bộ mua cam. Đâu có ai biết là mình đến để làm gì. Anh thấy là anh chịu liền. Ở đây thanh niên vô không nổi, nên mới còn đó. Nó có bà dì ở trên Sài Gòn muốn đem nó lên trển nhưng má nó không cho.
Vừa quẹo vô mối đường một chút thì gặp một anh nông dân đội nón lá rách te tua đi ra. Thằng em tôi hỏi.
- Có chị Tư ở nhà không anh Tư?
- Có!
- Tôi đem cho chị một ít thuốc. Hôm qua chị nhắn mà tôi bận quá.
- Chú cứ vô nhà. Tôi đi ruộng đắp bờ giữ nước. Tình hình găng quá, êm chút nào làm chút nấy.
Anh Tư vừa qua khỏi thằng em rỉ tai tôi:
- Ông già con nhỏ đó anh Hai!
Tôi giật nẩy người. Như vậy tôi kêu bằng ông nhạc sao vô? Nhưng đã trót phải trét. Cứ liều mình xông tới thử xem sao. Bố vợ Võ Nguyên Giáp đâu có lớn hơn chàng rể mấy tuổi. Ông Quyết ủy Viên Trung ương lấy con gái nuôi. Bác Ba Duẩn cũng học một sách đó vẫn hiên ngang như thường.
Vào đến nhà, thằng em tôi lên tiếng trước:
- Chị Tư có nhà không? Khách tới!
Một người đàn bà từ trong bếp bước ra. Nó hỏi tiếp.
- Tôi cần một chục cam biếu bà già vợ. Cam nhà còn không chị?
- Còn. Nhưng chưa chín lắm.
- Kệ nó, chị hái cho tôi một chục có đầu.
- Đầu đuôi gì. Để lêu lêu trên cây đó, ông đi qua bà đi lại nó biến hết hồi nào không hay, biếu cho chú còn có nghĩa hơn.
Người đàn bà nước da trắng, dáng quen quen không biết tôi đã gặp ở đâu. Bà ta cũng ngó tôi với cặp mắt ngờ ngợ rồi vào bếp lấy rổ trở ra. Thằng em tôi hỏi:
- Cô thợ may có nhà không chị?
Trời đất! Nếu thành chuyện thì nó phải kêu bà ta bằng bác mà bây giờ nó chỉ phong chức “chị” cho bà ta thôi.
- Nó đang may trong buồng.
- Ông cán bộ này muốn đặt may cái vỏ radiô Sony.
Quả thật ngoại cho tôi tiền gởi mua radiô trên Bến Tre. Sáng đò đi chiều đò về thì có! Tôi bắt đầu sống theo kiểu các ông cán địa phương: lưng mang ba lô, vai đeo xắc-cốt, vai đeo radiô vừa đi vừa vặn nghe lén vọng cổ đài Sàigòn, đài BBC, VOA v.v…
- Ờ được, để tôi biểu nó may. Chú mời ảnh uống nước dùm tôi, tôi đi hái cam cho. Thời buổi này cái gì cũng phải vừa làm vừa chạy như vậy mà còn không kịp với trực thăng.
Bà chủ nhà nói xong rồi tất tả chạy ra vườn. Chúng tôi vừa ngồi thì một bàn tay trắng, ngón mũi viết khoát nhẹ tấm màn bằng vải bông, rồi một người con gái bước ra.
Gương mặt giống mẹ như đúc. Cô nàng cúi đầu chào tôi rồi đứng ở bẹ cửa vui vẻ hỏi thằng em tôi:
- Anh y tá mới mua radiô hả?
- Không! của anh Hai tôi, ảnh ở ngoài Bắc mới về.
Cô nàng hỏi thằng em tôi, mặc dù nó nói là cái radiô của tôi.
- Anh muốn may kiểu nào?
- Y như cái cô may cho tôi hôm trước.
- Anh đem vải tới hay vải của tôi?
- Cô may bằng ni-lông dầu dùm tôi đi. Công cán vải vóc tính chung tôi trả cho.
- Ít lắm cũng một tuần mới xong.
- Bao lâu cũng được. Bao nhiêu cũng được. May cho khéo làm nghĩa nghe cô!
Cô gái buông tấm cửa buồng như để chấm dứt câu chuyện giá cả, nhưng bỗng cô lại tái xuất hiện.
- Chừng nào anh cho đám thanh nữ chúng tôi uống rượu đó?
- Cũng gần rồi. Còn rắc rối một chút.
- Rắc rối làm sao đó anh?
- Người anh ruột cô ta làm phi công ở Sài Gòn chưa đồng ý vì tôi là dân giải phóng.
- Như vậy anh phải làm sao?
- Tôi chờ chừng nào ảnh cưới vợ vùng giải phóng tôi sẽ xúi anh vợ ảnh không đồng ý lại trừ.
Cô gái cười, cặp môi và hàm răng nở như hoa, rồi vừa nói vừa buông màn:
- Anh chờ tới cóc mọc râu.
Thằng em tôi quay sang tôi thầm thì:
- Anh coi được chưa? Mấy điểm Liên Xô nào?
Ở trong này cũng bày đặt cho điểm theo Liên Xô. Năm điểm là cao nhất. Tôi đang moi óc tìm xem người đàn bà kia là ai, từng gặp ở đâu, nên không chú ý đến câu hỏi của thằng em. Bỗng người đàn bà trở vào với rổ cam trên tay.
- Cam này tôi định hái bán trên Bến Tre đấy chú em.
Thằng em tôi cũng khá nhạy cảm, đáp:
- Ở đây cũng có giá vậy chị Tư, cần gì phải đi xa cho bầm dập!
Người đàn bà để rổ cam trên bàn rồi hỏi tôi:
- Xin lỗi anh là người ở làng này hay ở đâu đến?
Thằng em đáp.
- Dạ, ảnh đi tập kết mới về.
Tôi đáp.
- Tôi ở trong Cầu Mống!
- Anh là anh Triết phải không?
Bà ta nói trúng ngay tên gốc của tôi. Tôi gật đầu đáp:
- Phải, còn chị chắc không phải là người làng này?
- Dạ, tôi cũng ở trong Cầu Mống có chồng về đây.
- Sao chị biết tôi?.
- Anh quên mau vậy?
- Tôi nhớ có gặp chị mà không biết gặp ở đâu, nãy giờ tôi suy nghĩ hoài mà không nhớ ra.
Người đàn bà cười chúm chím.
- Gặp hằng ngày mà không nhớ. Đâu anh thử tìm coi.
Người đàn bà quay sang thằng em.
- Chú ngồi chơi tôi đi móc dừa nạo uống nước.
Thằng em tôi đứng dậy bảo:
- Chị chỉ tôi móc cho. Nói xong nó đi ra cửa sau.
Người đàn bà nói theo:
- Chú coi cây nào có dừa nạo thì móc.
Chị ngồi trên ghế đối diện với tôi. Hai người chỉ cách có cái mặt bàn tròn. Chị cười thân mật đặt tay lên ngực:
- Nhuận nè, nhớ chưa?
Thấy tôi nhìn chị trân trân, chị lại cười:
- Nhuận học thầy Ba, thầy Nhì nhớ chưa? Anh ngồi bàn sau làm đổ mực trên áo của tôi, tôi khóc bắt đền đó.
Một ký vãng xa xôi bừng dậy trong tôi. Ngôi trường làng hiện lên trong đầu, một gian nhà ngói ba căn, nền đúc cao, lớp nhất ở giữa, lớp ba bên phải, lớp nhì bên trái. Tôi học lớp ba chung với nàng. Lên lớp nhì rồi lớp nhất cũng còn là bạn học...
- Anh lên Mỹ Tho học còn tôi ở nhà, cha mẹ bắt lấy chồng. Trên ba chục năm tôi đâu có gặp đứa bạn nào. Nay gặp anh là người đầu tiên học chung trường hồi đó.
Tôi hỏi vài tên người bạn cũ, chị nói một hơi rồi tiếp:
- Về làm dâu ở đây gần hai chục năm rồi. Nhà cha mẹ ruột trong đó mà có khi vài năm mới về được một lần, còn từ Đồng Khởi tới giờ biệt luôn. Bom đạn bời bời đâu có dám rời miệng hầm. Sao anh ở ngoải có vui không?
- Vui chớ chị.
- Anh Hai của tôi cũng đi cán bộ đâu trên quận trên tỉnh gì đó.
- Vậy hả chị?
- Ảnh vừa cưới một bà cán bộ phụ nữ, hai ông bà dắt đi có cặp. Ba tôi la quá trời mà ổng đâu có nghe. Lỡ cưới rồi làm sao được.
- Cán bộ thì cũng tốt thôi, chớ có sao đâu chị.
- Ủa mà quên, ảnh học trên tôi với anh hai lớp. Anh nhớ không?
- Bây giờ thì tôi nhớ rồi. Nhớ ra tất cả rồi. Nhớ cả anh Trung nữa.
- Ảnh thứ hai, tôi thứ tư, còn một đứa em gái thứ sáu ở trên Sài Gòn. Còn nhỏ ngộ lắm chớ không phải ma lem như tôi đâu.
Chị cười thân mật.
- Bất ngờ tôi gặp anh đây thiệt là lạ. Hổng chừng trời đất – Chị ngưng ngang – Hèn chi hôm qua có con chim khách đậu trên cây dừa ở mé sông kêu hoài.
Tôi hỏi thăm những ông thầy cũ chị nói:
- Thầy Ba thì bịnh già rồi chết. Con của thầy là chị Huỳnh Thị Ngọc Anh học chung lớp với mình thì có chồng ở đâu trong Đập, còn thầy Nhì bỏ nhà lên ở Bến Tre. Hai người con của thầy là anh Tiến và anh Sĩ cũng lên đó.
- Chị có gặp thầy không?
- Tôi chỉ nghe nói thôi chớ làm sao mà gặp được, thời buổi bây giờ không có ai dám đi thăm ai.
- Tại sao vậy chị?
- Anh không nhớ hồi đầu kháng chiến, người ta bắn hụt thầy Nhì à? Làng mình vỡ lỡ ra vì chuyện đó.
- Ờ ờ tôi nhớ ra rồi. Nhưng tới bây giờ tôi không hiểu tại sao người ta lại làm như vậy. Thầy có lỗi gì!
Thằng em tôi xách mấy cặp dừa nạo vào. Chị Nhuận mời tôi uống:
- Anh ra Bắc lâu vậy, còn nhớ chặt dừa ba dao hay vạt mặt nữa không? Tôi biếu anh chục cam đó. Tiền bạc gì.
Chị vừa nói vừa bảo thằng em tôi.
- Chú lấy khăn túm cho gọn. Mà quên nữa. Chú dắt anh Triết qua đây bằng cách nào?
- Dạ, lội sông.
- Trời đất! Thôi, cũng được. Kỳ này chịu khó lội về. Kỳ sau có muốn qua thì hú một tiếng tôi biểu thằng nhỏ phóng xuồng qua cho.
- Bên kia hú bên này đâu có nghe chị Tư. Cây cối rậm ri như rừng!
Chị Tư ngập ngừng một chút rồi nói:
- Tôi có thằng con trai, nó muốn đi bộ đội. Tôi không cho. Vậy anh cho nó đi theo được không?
- Công việc của tôi khác với người ta lắm chị Tư à. Nó theo tôi đâu có việc gì làm.
Thằng em tôi tiếp:
- Ảnh viết báo đó chị Tư.
- Ảnh viết báo thì dạy cho nó viết với.
- Để tôi xem.
- Anh cứ đem nó theo đỡ tay đỡ chân anh. Đừng ngại gì. Để nó theo bộ đội, tôi với ba nó lo lắm.
Tôi kiếu từ chị ra về. Đến mé sông, thằng em tôi hỏi:
- Anh coi được không?
Tôi lắc đầu. Nó dậm chân:
- Con người ta như vậy mà anh chê cái nỗi gì?
- Anh đâu có chê.
- Bộ anh có hứa với ai ngoài Bắc hả?
- Có ai mà hứa!
- Gia đình này không thích giải phóng mà cũng không theo quốc gia. Anh vô cái là họ ngã theo mình liền.
Tôi vẫn lắc. Thằng em cứ càu nhàu:
- Không sớm thì muộn, dì Sáu nó ở Sài Gòn sẽ về đem nó lên trển đó anh.
- Sao em biết?
- Em biết. Dì Sáu học nữ công ở nhà mình một năm.
- Bao lâu rồi?
- Đâu cả chục năm trước. Dì nó đẹp và khéo nữa.
- Nhưng mà… không được đâu!
- Tại sao vậy?
- Dân thành đâu có hợp với anh.
Hai anh em lại lội sông về. Tôi không cho nó biết Nhuận là bạn học cũ của tôi. Cho nên nó cứ bứt rứt trách móc tôi hoài, nhưng tôi cứ lảng ra mà không nêu lý do gì hết.
Việc quan trọng nhất của tôi về đây là viết tiểu thuyết Đồng Khởi. Ở trên đã giao phó cho tôi cái công việc đó trong một chỉ thị “bất thành văn” của R lẫn Trung ương.Và tôi cũng đã nhận “sứ mạng” đó. Bây giờ về ngay đây, làng Minh Đức, một trong những xã hàng đầu của Đồng Khởi và có cả một số đội viên đội quân Đầu Tóc(*) nữa, tha hồ mà nhặt hái những bó tài liệu quý.
(*) Bây giờ Việt Cộng đổi lại là “Đạo quân tóc dài” cho dễ nghe hơn.
Muốn viết được tiểu thuyết đó để gởi ra Bắc, phải tốn cơm tốn gạo chớ không phải dễ. Hồi ở ngoài Bắc tôi có đọc tập ký của Trần Hiếu Minh, tức NguyễnVăn Bỗng, ủy viên Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn Hà Nội viết về Bến Tre. Tôi nôn nao lắm, muốn về mau mau. Bây giờ về đến rồi phải tính tới chuyện viết.
Nhưng trước nhất là phải lo cái hầm bí mật để sống cái đã. Hồi ở trong trường “vác gạch” tướng Nguyễn Văn Vịnh vô nói toàn chuyện phấn khởi để cho đám gà mờ chánh trị này phấn khởi:
- Các đồng chí về trong đó thì tình hình đã khá hơn nhiều rồi. Hiện giờ khu giải phóng rộng hơn thời kháng chiến. Bộ đội hành quân toàn bằng đò máy.
Nghe mà mê rụng rún con nòng nọc. Sống chết cũng bò về. Có nhiều cụ trên năm mươi cũng nằng nặc đòi về cho được. Rồi chết dọc đường như rạ.
Bây giờ tôi về đến, thì vùng giải phóng có bằng chiếc đệm của tá điền đồng Nọc Nạn, vừa bé lại vừa rách không xoay trở được. Bất cứ chỗ nào pháo cũng bắn tới. Đó là chưa nói đến trực thăng. Chỉ trong vòng mười lăm phút là tới nơi, một thời gian đủ cho giải phóng rút xuống hầm bí mật. Cho nên cái hầm là điều sinh tử.
Thời kháng Pháp khoẻ như đi dạo, mười năm chỉ bị ruồng vài lần. Tàu Tây còn cách năm mươi cây số đã chạy rồi. Đâu có thấy thằng Tây mồm ngang miệng dọc ra sao. Bây giờ cứ mỗi sáng thức dậy sớm ăn cơm rồi ngồi nghe ngóng động tịnh để bỏ vó hùm. Ở trên R tuy sợ B52 nhưng ngoài B52 không sợ gì khác. Còn xuống đây sợ đủ thứ cả B52. Loại máy bay thả dưa hấu này đã bắt đầu xuất hiện ở Mỹ Tho, thì cái Quê Hương Đồng Khởi này sức mấy mà nó tha cho.
Khi còn ở trên R tôi tưởng dễ lắm. Bây giờ đụng vào thực tế rồi mới biết là khó. Làm sao tìm một cái nắp. Hai trăm đồng một cái. Nhưng phải là tay thợ mộc mới đóng được chứ đâu phải như cái nắp mái nắp soong.
Ở trong nhà ngoại tôi hơi gần đồn bót, cả hai mặt tính từ đồn quận Cầu Mống ra, lính từ Giồng Luông lên bất cứ lúc nào. Cho nên tôi phải lùi ra phía vàm Rạch Tân Hương mà đóng đô ở nhà bà cụ của tôi, tức là cô ruột của ông nội tôi. Bà cụ không có con trai. Chỉ có ba người con gái. Bà thứ Năm ở trên thành lại có con làm quận trưởng quốc gia, nên không thể nhờ cậy gì được, trái lại tôi còn trốn lánh. Bà thứ Ba thì có nhà ở gần nhà cụ. Bà Ba có người con gái tôi gọi bằng cô Hai đang làm chi ủy viên, và người em, tôi gọi bằng bà Bảy đang làm đảng ủy viên. Bà Bảy tuy vai lớn nhưng chỉ hơn tôi chừng năm sáu tuổi, có chồng tập kết làm giáo sư Đại Học có sang Liên Xô tu nghiệp. Như vậy tôi dựa vào gia đình cụ tôi là đúng lập trường hoàn toàn.
Thằng em tôi ở đây chăm sóc bà cụ tôi thường xuyên. Bà cụ đã ngoài tám mươi nhưng rất khỏe mạnh. Bà cụ đi vườn tét tàu dừa trồng rau nấu cơm, nấu nước may vá như thường. Ngôi nhà ngói xưa của cụ cũng tan biến đi đâu mất chỉ để lại một dấu vết: đó là bộ ván gõ. Ngoài ra không còn một tấm ngói. Hồi nhỏ tôi đã từng đến nhà này, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là hai cái “Thọ” để dành cho ông cụ bà cụ đường già. Bây giờ hai cái Thọ đó đã nằm dưới mương, vì sợ bom bỏ cháy nhà. Cháy món gì cháy chứ còn hai cái Thọ thì phải bảo vệ cho nguyên.
Tôi về đấy cả nhà đều mừng rỡ, vì tôi là cháu ruột của dòng họ Bùi. Cụ thường tự ví mình là bà Địch Thiên Kim, cô ruột của Địch Thanh vậy.
Tôi tìm mãi không ra một ông thợ mộc thuê đóng nắp hầm. Cuối cùng thằng em tôi cho tôi một cái. Tôi hỏi ở đâu nó có. Nó bảo của chi ủy làm rồi không xài. Mà nó cũng không dám xài. Hễ có chuyện gì thì nó chạy cà còng như nai trên rừng chớ không dám chui hang.
Nó dắt tôi đi xem. Ở tận ngoài lùm rậm ở sát mé sông. Nghe nói tới hầm bí mật trên báo hồi kháng chiến, mà tới bây giờ mới thấy nó trên thực địa. Sau này khi lên Củ Chi tôi mới nếm mùi cả Hầm Bí Mật lẫn Địa Đạo.
Thằng em moi móc một lúc mới tìm được cái nắp và lôi bật nó lên. Tôi nhìn thấy hỡi ôi. Nước đầy tới mép miệng hầm. Biết tôi không hài lòng, nó bảo:
- Coi vậy chớ mình cũng xuống được lúc nước ròng. Còn nếu rủi nó chụp vào lúc nước lớn thì mình lặn xuống sông đội lục bình.
Tôi thất vọng hoàn toàn về cái vùng giải phóng bao gồm bốn phần năm miền Nam của Nguyễn Hữu Thọ. Mẹ kiếp thằng Nam Kỳ này đạp cứt Trung ương rau muống hay bị Trung ương cho ăn bùa mê mà cũng bày đặt nói láo bịp gà nhà.
Đồng Bằng Gai Góc Đồng Bằng Gai Góc - Xuân Vũ Đồng Bằng Gai Góc